Chồn bạc má (chồn heo) hiện đang là con vật được nuôi với mô hình kinh tế đem lại giá trị cao. Tuy nhiên, phải được các cơ quan cấp phép kinh doanh mô hình. Vậy cụ thể, cần phải chuẩn bị những gì trước khi nuôi chồn hèo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Đặc điểm của chồn bạc má
- Chồn bạc má hay còn gọi là chồn heo thường phân bổ rộng rãi tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
- Màu lông của chúng thường là màu nâu hoặc màu xám với một dải sáng ở cổ.
- Phần đầu nhỏ, 4 chân ngắn, mũi nhọn và có tai lớn.
- Đặc biệt, vùng quanh mắt màu trắng hoặc bạc, tạo nên cái tên bạc má như hiện tại.
- Đối với một con chồn trưởng thành sẽ có độ dài trung bình từ 35 – 45 cm, đuôi dài khoảng 15 – 25cm. Trọng lượng đối với một con cầy trưởng thành lên đến 2,2kg.
- Chúng có khả năng khứu giác cực kỳ nhạy bén, có thể phát hiện ra kẻ thù hoặc con mồi dựa vào dấu vết để lại.
Chồn bạc má ăn gì? Thức ăn chủ yếu là gì?
Cũng giống như các giống chồn khác, chồn heo là loài ăn tạp. Chúng có thể ăn cả động vật, thực vật và côn trùng.
Thức ăn chủ yếu của chồn bạc má là: Trái cây, cá, cua, ốc, giun đất, tép,… Đối với chồn heo trong ngoài tự nhiên, chúng sẽ tập trung đi tìm thức ăn vào ban đêm để tránh gặp kẻ thù.
Nếu như nuôi chồn heo nhân tạo, bạn có thể tham khảo các thực phẩm dưới đây để cho chồn ăn mỗi ngày:
- Thời kỳ nuôi con: Cung cấp thịt gà, cá, nội tạng thỏ chiến 40%, 56% là ngũ cốc như ngô, cám, đậu, 3% sẽ là rau xanh.
- Thời kỳ thông thường: Các loại thịt, cá, nội tạng có thể giảm xuống còn 20 – 30%.
Tùy theo điều kiện thời tiết của từng nơi, thức ăn có thể thay đổi theo mùa:
- Mùa xuân: Tập trung cung cấp cá, ếch, côn trùng, thân rễ thực vật.
- Mùa hè: Thức ăn chủ yếu là bướm đêm, ếch nhái.
- Mùa thu: Thức ăn đa dạng hơn, ngoài các động vật nhỏ, có thêm khoai tây, táo gai và các loại quả.
- Mùa đông: Chủ yếu săn bắt các loại động vật không xương sống, quả và thân rễ thực vật.
Giá bán chồn heo mới nhất
Hiện tại, giá chồn bạc má sẽ dao động từ 700K – 1tr2 trên 1 kg chồn. Mức giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng địa điểm, thời điểm mua. Nhưng nhìn chung, đây là một mức giá khá cao, đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho những người chăn nuôi. Chính vì thế, mô hình kinh doanh chồn heo ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.
Các thông tin quan trọng trước khi nuôi chồn heo
Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề nuôi nhốt chồn bạc má có bị cấm không? Chồn heo có trong danh sách đỏ không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp từng vấn đề ngay bây giờ.
Chồn bạc má có trong danh sách đỏ không?
Câu trả lời là không. Mặc dù chồn heo thuộc danh sách động vật hoang dã nhưng số lượng của nó hiện tại vẫn còn nhiều, chưa có nguy cơ tuyệt chủng. Vậy nên, cầy bạc má không nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam.
Nuôi nhốt chồn bạc má có bị cấm không?
Việc nuôi nhốt cầy heo không bị cấm, tuy nhiên phải đảm bảo hoạt động săn bắt và nuôi nhốt phải được nhà nước cấp phép. Người nuôi phải chứng minh chồn có đầy đủ nguồn gốc rõ, được các cơ quan kiểm lâm đóng dấu đỏ.
Sau khi đem về địa phương, cần phải trình đăng ký hồ sơ với Cơ quan Kiểm lâm để được cấp giấy chứng nhận trại nuôi. Ngoài ra, phải có đầy đủ sổ ghi chép, theo dõi vật nuôi. Đảm bảo an toàn cho con người và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về môi trường, thú y. Trong trường hợp, cố tình chăn nuôi chồn heo trái phép. Khi bị các cơ quan kiểm tra phát hiện sẽ bị xử phạt tiền lên đến 360 triệu đồng.
Kết luận
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến chồn bạc má. Hy vọng, sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định kinh doanh mô hình nuôi nhốt chồn heo. Để biết thêm nhiều tin tức thú vị về các loại động vật hoang dã khác, hãy tham khảo các bài viết mới nhất của chúng tôi.