Chồn hương (cầy hương) thuộc loài động vật hoang dã. Không chỉ được sử dụng để chế biến dược liệu quý hiếm mà còn có giá trị về thực phẩm cực kỳ cao. Chính vì thế, việc nuôi cầy hương ngày càng được nhiều người quan tâm. Theo dõi bài viết để biết cách nuôi cầy hương hiệu quả để đạt giá trị kinh tế cao nhất.
Nội dung
Tìm hiểu đôi nét về chồn hương
Chồn hương có tên khoa học là Viverricula indica, phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng thường xuất hiện ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du.
Cầy hương trưởng thành thường có chiều dài từ 55 – 75cm và nặng khoảng 2 – 4kg. Bộ lông của chúng có màu nâu vàng đến xám bẩn, hai tai và mõm có màu sẫm hơn, gần với màu đen. Ở sống lưng có các vệt màu đen, kéo dài từ đầu đến phần đuôi.
Giá chồn hương ở Việt Nam là bao nhiêu?
Giá trị của cầy hương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hiện tại được chia thành 2 dòng chính:
- Thị thương phẩm: Có giá dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg.
- Cầy hương giống có giá từ 8 – 12 triệu đồng/cặp.
Trong khi đó, cầy hương con 2 tháng tuổi, nặng khoảng 600 – 700 gr cũng được rao bán ở mức 2 – 2,5 triệu đồng/con. Thậm chí, khi mua chồn cái trong giai đoạn sinh sản, mức giá bán một con có thể lên đến 20 triệu đồng/con.
Cách nuôi chồn hương hiệu quả mới nhất
Mặc dù, công việc nuôi cầy hương đem lại nguồn thu lớn cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong cách chăm nuôi và chăm sóc con vật này.
Tham khảo những chia sẻ về cách chăn nuôi chồn hương dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách làm chuồng nuôi nhốt cầy hương
Chuồng nuôi cầy hương phải đảm bảo chắc chắn, làm từ lưới sắt B40 hoặc tre, gỗ, có then cài để chồn không thể thoát ra ngoài. Phần sàn nên có các khe hở để phân và nước tiểu có thể lọt xuống dưới nền, dễ dàng vệ sinh hơn. Nhưng cũng không để các khe hở quá lớn, chỉ khoảng 1cm giữa các tấm để tránh chồn bị lọt chân.
Cách chọn con giống chồn hương chuẩn
Cầy hương được xếp vào loại động vật hoang dã. Vậy nên, việc chăn nuôi cầy hương với mục đích kinh doanh cần phải đăng ký giấy phép với Kiểm lâm địa phương.
Ngay cả việc chọn giống cũng nên chọn những trại có giấy phép chăn nuôi, giấy phép xuất xứ nguồn gốc rõ ràng đã được đóng dấu đỏ để khi về địa phương có thể dễ dàng đăng ký.
Về kinh nghiệm chọn chồn, nên ưu tiên các con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng và không có dị tật trên người. Ngoài ra, cần phân biệt chồn hương với các loại khác để chọn đúng giống chồn chất lượng.
Gợi ý: Cách nhận biết cầy hương đơn giản hãy nhìn vào phần lưng, cầy hương sẽ có 4 – 5 sọc đen chạy từ cổ đến phần đuôi rất dễ phân biệt.
Chế độ ăn uống của cầy hương
Để các con cầy hương có thể phát triển khỏe mạnh, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Nên chuẩn bị các loại thức ăn như: Cháo thịt gà, cháo cá vào trước 9 giờ tối. Bên cạnh đó, sẽ bổ sung thêm hoa quả như chuối, đu đủ vào các bữa phụ trong ngày.
Một số thực phẩm khác mà bạn có thể bổ sung trong bữa ăn của cầy hương:
- Các loại động vật có kích thước nhỏ: Ếch, thằn lằn, kiến, mối, trứng, chim nhỏ,…
- Các loại hoa quả có vị ngọt: Chuối, xoài, vả, mít, dứa, hạt cà phê,…
- Ngũ cốc: Gạo, ngô, đậu tương,…
- Rau: Rơm khô, các loại rau xanh.
Lưu ý: Khi chọn thức ăn phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ. Hoa quả có độ chín vừa phải, không bị sâu, không bị chín quá hay xanh quá. Đặc biệt, không để thức ăn thừa của ngày hôm trước lưu sang ngày hôm sau để tránh bị ôi thiu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chồn.
Kỹ thuật nuôi cầy hương cái trong giai đoạn sinh sản
Khi chồn từ 10 – 12 tháng tuổi, bạn có thể tiến hành cho giao phối. Thời gian mang thai của chồn hương cái sẽ kéo dài từ 58 – 76 ngày.
Mỗi năm sẽ có 2 kỳ sinh sản, mỗi lần chồn cái có thể đẻ được 2 – 5 con. Để chồn cái có sức khỏe chăm con, người nuôi nên tăng cường các món ăn dinh dưỡng để chó mẹ có nhiều sữa.
Cách phòng và trị bệnh cho cầy hương
Để phòng tránh các bệnh cho cầy hương trong quá trình chăn nuôi phải đảm bảo điều kiện nuôi nhốt sạch sẽ, cần được vệ sinh thường xuyên. Hạn chế thay đổi các loại thức ăn mới lạ để hạn chế chúng bị mắc bệnh tiêu chảy.
Để phòng trường hợp này xảy ra, khi muốn chồn làm quen với món ăn mới hãy trộn thêm thuốc kháng sinh vào thức ăn. Bên cạnh đó, cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng. Đây là bệnh phân lẫn máu thường bắt gặp ở gia súc gia cầm.
Dấu hiệu nhân biệt dựa vào nhiệt độ sốt cao, phân lỏng màu vàng. Lúc này, hãy đến các cơ sở thú y đặc trị để được tư vấn về thuốc và liều lượng thuốc/kg phù hợp.
Kết luận
Trên đây là một vài chia sẻ về kỹ thuật nuôi chồn hương hiệu quả mới nhất, phù hợp cho những ai đang có ý định kinh doanh loài động vật này. Chúc các bạn thành công với mô hình nuôi cầy hương và đạt được thu nhật như kỳ vọng.