Na2SO4 còn gọi là Natri Sunfat, đây là tinh thể rắn màu trắng không mùi và có thể hút ẩm. Vậy Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì? Na2SO4 có tính chất và cần lưu ý như thế nào trong bảo quản và sử dụng?
Nội dung
Na2SO4 là gì?
Trước khi tìm hiểu Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì, đầu tiên bạn phải nắm rõ Na2SO4 là gì, tính chất của chất này ra sao.
Theo đó, Na2SO4 là công thức hóa học của muối natri sunfat. Đây là một hợp chất hóa học gồm các nguyên tố natri (Na), lưu huỳnh (S) và oxi (O). Muối natri sunfat thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm trong công nghiệp hóa chất và dược phẩm.
Natri sunfat cũng có thể tồn tại dưới dạng các dạng hydrat khác nhau, có thể chứa nước trong cấu trúc của nó.
Tính chất vật lý của Natri Sunfat
Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì còn tùy thuộc vào tính chất của nó. Cùng mình tìm hiểu tính chất vật lý của muối Natri Sunfat nhé.
- Khối lượng mol: 142.04 g/mol
- Hình dạng: Tinh thể rắn màu trắng hút ẩm
- Khối lượng riêng: 2.664 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 884oC
- Nhiệt độ sôi: 1429oC
- Khả năng hòa tan trong nước: 4.76g/100ml (0oC); 42.7g/100ml (100oC)/ khan
- Khả năng hòa tan khác: không tan trong ethanol, tan trong glixerol và hidro iotua
Tính chất hóa học của muối Natri Sunfat
Na2SO4 có những tính chất hóa học sau đây:
- Tính chất phân li: Natri sunfat dễ bị phân li trong nước, tạo ra các ion Na⁺ và ion sunfat (SO4²⁻).
- Tác dụng với cacbon: Natri sunfat có thể tác dụng với cacbon (C) để tạo ra natri sunfua (Na2S) và khí CO2 với phương trình: Na2SO4 + 2C → Na2S + 2CO2
- Tác dụng với axit sulfuric (H2SO4): Natri sunfat phản ứng với axit sulfuric để tạo ra hỗn hợp muối axit natri bisunfat (NaHSO4) với phương trình: Na2SO4 + H2SO4 ⇌ 2NaHSO4
- Tính chất trao đổi ion: Natri sunfat cũng tham gia vào phản ứng trao đổi ion với các muối khác. Ví dụ, khi phản ứng với clorua bari (BaCl2), sẽ tạo ra natri clorua (NaCl) và kết tủa của sunfat bari (BaSO4), bạn có thể tham khảo qua phương trình hóa học sau: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì?
Quỳ tím còn có tên gọi khác là giấy quỳ. Đây là loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được chiết từ rễ cây địa y có tên là Roccella và Dendrographa. Hiện nay, quỳ tím được ứng dụng trong các thí nghiệm hóa học và đo độ pH. Khi cho quỳ tím vào các dung dịch hóa học, nó sẽ chuyển màu hoặc không.
Quỳ tím sẽ có sự thay đổi về màu sắc nếu đó là axit, bazơ hoặc trung tính. Cụ thể:
- Quỳ tím chuyển màu đỏ khi tiếp xúc với dung dịch có tính axit
- Quỳ tím chuyển xanh khi tiếp xúc với dung dịch có tính bazo
- Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch có tính trung tính. (Tức là tính axit = tính bazơ).
Như vậy vì bản chất Na2SO4 là muối trung tính cho nên nó sẽ không làm cho quỳ tím đổi màu. Vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì rồi.
Lưu ý sử dụng và bảo quản Na2SO4
Na2SO4 là muối trung tính và không gây chuyển màu cho quỳ tím. Hơn nữa muối Natri Sunfat cũng được đánh giá là không độc, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan khi sử dụng. Bởi bụi của Na2SO4 khi đi vào cơ thể có thể gây nên tình trạng kích ứng mắt hoặc hen suyễn. Vì vậy trong quá trình sử dụng muối Natri Sunfat, bạn nên sử dụng găng tay, đồ bảo hộ mắt và mặt nạ giấy.
Bên cạnh đó, việc bảo quản muối Natri Sunfat cũng là thông tin quan trọng mà bạn cần biết. Hơn hết thì đây là hóa chất dễ bảo quản, có thể để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc những địa điểm ẩm ướt. Đặc biệt bạn nên để muối Na2SO4 ở nơi cao ráo, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da và tránh không để trẻ nhỏ chạm vào.
Kết luận
Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết thắc mắc Na2SO4 làm quỳ tím chuyển màu gì. Bên cạnh trả lời câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, bài viết cũng mang đến những thông tin hữu ích về tính chất vật lý, tính chất hóa học và cách bảo quản muối Natri Sunfat. Tiếp tục đồng hành cùng mình khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.