Rắn hổ hành là 1 trong những loài rắn phổ biến xuất hiện tại Việt Nam. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề “Rắn hổ hành có độc không?”. Trên thực tế, không những không mang độc tính, rắn hổ hành còn có khá nhiều công dụng hữu ích. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được nhiều thông tin về đặc điểm nhận dạng cũng như độc tính loài rắn hổ hành này nhé.
Nội dung
Rắn hổ hành có độc không?
“Rắn hổ hành có độc không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm trong bấy lâu nay. Rắn hổ hành hay còn được gọi theo cái tên dân gian là rắn mống. Đây là 1 loài rắn thuộc họ nhà rắn nước, bởi vậy chúng khá hiền lành và không có độc.
Họ nhà rắn này có 2 loại là Xenopeltis Unicolor và Xenopeltis Hải Nam. Rắn hổ hành tại Việt Nam được gọi với tên quốc tế là Xenopeltis Unicolor.Với tính cách hiền lành, loài rắn hổ hành này thường có tập tính kiếm ăn khá khác so với các loại rắn khác.
Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là ếch, nhái, rắn và thú nhỏ, và thường thời gian kiếm ăn sẽ vào lúc xế chiều. Vì không có nọc độc nên rắn hổ hành giết con mồi bằng cách siết cơ thể giống như trăn. Đồng thời trên cơ thể của chúng có các chất kháng lại độc tố của những kẻ tấn công như rắn hổ mang.
Đặc điểm nhận dạng của loài rắn hổ hành
Xuất hiện phổ biến ở Việt Nam, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nhìn thấy rắn hổ hành 1 lần. Song không phải ai cũng nhận ra và biết tên của chúng là rắn hổ hành.
Đặc điểm nhận dạng đầu tiên của loài rắn này đó chính là chúng rất hiền, rất ít khi tấn công người khác. Lớp vảy màu nâu của hổ hành nổi bật dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi ánh sáng chiếu vào, toàn bộ cơ thể của chúng sẽ bao phủ bởi lớp da 7 màu cực đẹp. Bởi vậy mà nhiều nơi người dân còn gọi đây là rắn cầu vồng.
Bên cạnh đó dấu hiệu nhận biết rắn hổ hành có thể qua mùi hương. Cơ thể chúng tỏa ra 1 mùi hương không mấy dễ chịu, mùi hôi gần giống với mùi hành sống. Mùi hương khá đậm khiến chúng chỉ cần tới gần khu vực của bạn là bạn đã ngửi thấy ngay.
Chiều dài của rắn hổ hành to có thể lên tới 130cm, bằng 1 bạn học sinh cấp 1. Để thuận tiện cho việc đào bới, đầu của chúng thường thon và nhọn, khá giống với loài lươn. Nhiều người thích thú có thể mạnh dạn cầm chúng trên tay cực dễ dàng mà không hề gặp nguy hiểm.
Rắn hổ hành thường xuất hiện ở đâu
Loài rắn hổ hành này được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á ( Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan…) Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc điểm của những vùng này là khí hậu khá ấm áp và độ ẩm cao.
Tại Việt Nam, rắn hổ hành khá yêu thích khu vực miền Trung Nam bộ. Vì vậy tại miền Bắc chúng ta rất khó để gặp loại rắn này và gần như là không xuất hiện. Chúng thường ẩn nấp ở bụi rậm, ven sông, ven hồ, nơi có nhiều cóc nhái sinh sống. Người dân địa phương chia sẻ rằng: “Cứ ở đâu có tiếng cóc nhái kêu nhiều là ở đó có rắn hổ hành”
Công dụng tuyệt vời của loài rắn này
Không những hiền lành và không có độc, mà rắn hổ hành còn mang lại nhiều công dụng cực kỳ thú vị:
Làm món ăn phổ biến tại Nam Bộ
Chẳng còn lo lắng về vấn đề “Rắn hổ hành có độc không?”, chúng thậm chí còn được dùng để làm thức ăn. Đây là 1 món ăn cực kỳ phổ biến tại các vùng Nam Bộ. Các món ăn được người dân ở đây chế biến khá bắt mắt và ngon miệng, điển hình phải kể đến: rắn hổ hành hầm sả ớt, nấu cháo đậu xanh, chả lá lốt, kho nước dừa…
Hàng loạt các món ăn tưởng chừng chỉ có thể chế biến được bằng thịt lợn hoặc thịt gà. Nay đã được thay thế bằng thịt rắn hổ hành cực kỳ thú vị. Thức ăn giàu protein này là món ăn yêu thích của các dân nhậu miền Tây.
Làm thuốc chữa bệnh dân gian
Da rắn hổ hành còn được bà con miền Tây nghiên cứu và sử dụng để trị các căn bệnh mề đay và mẩn ngứa. Xà thoái là thuật ngữ trong đông y để chỉ bài thuốc da rắn phơi khô. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi trong da rắn hổ hành thường có kẽm oxit và titan oxit. Người dân miền Tây thường sử dụng biện pháp xông hơi để trị những bệnh ngoài da.
Ngoài ra, bà con miền Tây cũng truyền tai nhau sử dụng mật rắn hổ hành như 1 bài thuốc dân gian. Song mật rắn lại khá nguy hiểm nếu sử dụng quá liều. Bởi vậy chúng ta không được tự ý sử dụng 1 cách bừa bãi mà phải theo những tư vấn điều trị của bác sĩ.
Tại Trung Quốc người ta thường sử dụng thịt rắn để chữa các bệnh như phong thấp, máu khó đông…
Kết Luận
Trên đây là 1 vài thông tin về rắn hổ hành trả lời cho câu hỏi “Rắn hổ hành có độc không?”. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ trở nên hữu ích đối với các bạn trong cuộc sống. Nếu có gặp rắn hổ hành ngoài đời cũng đừng vội hoảng hốt nhé, chúng không hề có độc mà còn khá dễ thương nữa đấy.