Kiến Thức - Chia Sẻ

Những thông tin bạn phải biết về vi khuẩn Salmonella

Xếp hạng bài viết

Gần đây, vụ việc vi khuẩn Salmonella gây ra vụ ngộ độc bánh mì Phượng đang gây sôn sao dư luận. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết được vi khuẩn Salmonella là gì? liệu loại vi khuẩn này có nguy hiểm hay không? Hôm nay mình xin chia sẻ cho bạn tất tần tật những điều bạn cần biết về vi khuản Salmonella.

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella là gì?
Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng mà cơ thể vi khuẩn Salmonella xâm nhập và gây nhiễm trùng trong dạ dày và ruột. Bệnh này có triệu chứng tương tự như viêm dạ dày và có thể tự điều trị trong phần lớn trường hợp nhẹ sau khoảng 4 đến 7 ngày.

Vi khuẩn Salmonella là một nhóm vi khuẩn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C, và tất cả các chủng này đều có khả năng gây bệnh thương hàn. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi chết, chúng sẽ giải phóng độc tố. Số lượng độc tố giải phóng phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn Salmonella chết, và chúng có thể tấn công niêm mạc ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, chảy máu, và trong trường hợp nặng có thể gây thủng ruột. Độc tố này khi lan ra máu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và gây nhiễm độc toàn thân.

Vi khuẩn Salmonella khá bền và có khả năng chống lại môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể sống trong lạnh, nước đá trong thời gian dài (2 – 3 tháng), nước thường (hơn 1 tháng), trong rau quả (5 – 10 ngày), và trong phân (1 đến vài tháng). Vi khuẩn Salmonella có thể bị tiêu diệt bằng nhiệt độ cao (55 độ C trong vòng 30 phút), cồn (90 độ C trong vài phút), và các chất khử trùng thông thường (như chloramin 3% và phenol 5%).

Những biểu hiện nhận biết khi nhiễm khuẩn Salmonella

triệu chứng khi nhiễm khuẩn
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường trải qua các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian từ 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với vi khuẩn:

  •       Tiêu chảy: Phân trở nên lỏng, sền sệt, thường có màu vàng nâu và xuất hiện tần suất tăng lên, có thể lên đến 5 – 6 lần mỗi ngày.
  •       Cơ thể trở nên nóng hơn và có sốt cao, thường đạt đến 39 hoặc 40 độ C.
  •       Bệnh nhân có thể bị đau bụng, sôi bụng, và cảm giác chướng bụng tại vùng hố chậu phải.
  •       Độc tố từ vi khuẩn Salmonella có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, và nói ngọng.
  •       Đối với một số người có thể phát triển một phát ban nhỏ, bằng phẳng, thường xuất hiện ở vùng ngực, bụng, và mạn sườn. Phát ban này thường xuất hiện sau khoảng từ 7 đến 12 ngày sau khi nhiễm khuẩn và sau đó tự biến mất.
  •       Trong trường hợp nặng, người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể trải qua các biểu hiện như tay run bắt chuồn chuồn, tình trạng mất tỉnh táo, đờ đẫn, li bì, mê sảng, và thậm chí hôn mê,… Nhưng những trường hợp này thì khá hiếm gặp.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và theo đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể tự khỏi sau vài ba ngày do cơ thể đã phát triển kháng thể. Hoặc số lượng vi khuẩn trong họ ít, cũng như độc tố của vi khuẩn này có tính chất yếu hơn, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa trong một thời gian ngắn trước khi tự khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella

Các loại thực phẩm chứa vi khuẩn
Các loại thực phẩm chứa vi khuẩn Salmonella

Các loại thực phẩm có chứa nguồn lây bệnh

  •       Các loại thịt sống, thịt gia cầm và hải sản. Phân bám dính vào bề mặt thịt gia cầm trong quá trình giết mổ hoặc  hải sản cũng có thể nhiễm khuẩn Salmonella khi sống trong môi trường nước ô nhiễm.
  •       Sữa và sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể nhiễm khuẩn Salmonella. Quá trình tiệt trùng giúp sữa có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella.
  •       Trái cây và rau củ: Rau củ tươi, đặc biệt là các loại nhập khẩu, có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella trong quá trình chăm bón hoặc khi sơ chế và rửa sạch bằng nước.
  •       Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Mặc dù vỏ trứng có khả năng bảo vệ phần bên trong khỏi sự nhiễm bẩn. Nhưng gia cầm nhiễm bệnh vẫn có thể đẻ ra những quả trứng chứa vi khuẩn Salmonella (trước khi vỏ trứng hình thành). Đây cũng là một nguồn lây bệnh khi chúng ta tiêu thụ những quả trứng này.

Thực phẩm xử lý không đúng cách gây mất an toàn vệ sinh

Việc chế biến nhiều loại thực phẩm có thể dẫn đến việc nhiễm khuẩn Salmonella nếu quá trình này không được thực hiện với đảm bảo vệ sinh. Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm vi khuẩn Salmonella thường liên quan đến việc không tuân thủ quy trình rửa tay kỹ càng trước khi tiến hành chế biến thực phẩm.

Nguồn lây từ vật nuôi và các loại động vật khác

Các loài động vật bao gồm cả vật nuôi như chó, mèo,.. Đặc biệt là chim và bò sát, có thể mang theo vi khuẩn Salmonella trên lông, da, và phân của chúng. Vì vậy, những con thú này cũng chính là một nguồn tiềm ẩn trong việc lây lan nhiễm bệnh. Do đó bạn cũng cần hết sức lưu ý khi chạm hoặc chơi đùa với thú cưng của mình.

Phải làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Nếu như gặp phải những biểu hiện mà mình có nêu ở trên, thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là bạn hãy đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ để có thể nhận được những lời khuyên tốt nhất cũng như có thể đưa ra được những phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Salmonella

Để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Salmonella từ các nguồn bên ngoài, bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:

  •       Rửa tay sau tiếp xúc với động vật: Hãy luôn rửa tay kỹ sau khi chơi với động vật. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi nên tránh tiếp xúc với các động vật có khả năng mang vi khuẩn Salmonella như rùa, ếch, gà hoặc thằn lằn. Họ cũng không nên ăn uống xung quanh những con vật này hoặc khu vực sống của chúng.
  •       Chăm sóc sức khỏe cho thú cưng: Đưa thú cưng của bạn đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra bạn cũng cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây nhiễm Salmonella:

  •       Không ăn trứng, thịt hoặc sản phẩm chưa nấu chín.
  •       Hạn chế tiêu thụ các thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc thức ăn đóng hộp.
  •       Rửa kỹ các dụng cụ nấu ăn như bếp, dao, thớt, nồi,… Và các dụng cụ khác sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  •       Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng 1 – 2 giờ ngay sau khi chế biến. Kể cả khi thực phẩm đã được nấu chín.

Kết luận

Trên đây là tất cả những gì mà mình muốn chia sẻ về vi khuẩn Salmonella. Có thể thấy đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống rất nhiều. Do đó, bạn cần phải hết sức chú ý đến những thực phẩm mà bạn ăn uống để giữ cho sức khỏe luôn khỏe mạnh nhé.