Làm thế nào để bơi sải không bị mệt, mất sức? Bơi là một bộ môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết kỹ thuật bơi sải sẽ khiến việc luyện tập trở nên mệt mỏi. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được chia sẻ các bước bơi sải từ cơ bản đến nâng cao chuẩn nhất.
Nội dung
Chia sẻ kỹ thuật bơi sải cho tất cả mọi người
Hầu hết mọi người đều biết đến cách bơi sải, nhưng không phải ai cũng làm đúng kỹ thuật, khiến cho quá trình bơi liên tục bị hụt hơi hoặc mệt. Hãy làm theo hướng dẫn các bước dưới đây để học bơi sải đúng kỹ thuật.
Bước 1: Kỹ thuật chân bơi sải trên cạn
Muốn thành thạo kỹ thuật bơi sải nâng cao, trước tiên, bạn cần nắm chắc các thao tác chân và tay trên cạn. Hãy luyện tập trườn sấp trên cạn bằng cách ngồi lên thành hồ bơi.
Sau đó hơi ngả người về sau, hai chân duỗi thẳng. Liên tục nâng chân lên và đập xuống cho đến khi thành thục, đảm bảo đầu gối luôn thẳng trong quá trình luyện tập.
Bước 2: Luyện tập chân trườn dưới nước
Thực hiện xuống bể bơi, nằm sấp trên mặt nước, hai tay duỗi thẳng đồng thời đặt nằm trên thành bể. Tiếp theo, thực hiện đập chân trườn sấp liên tục như lúc tập trên cạn. Động tác đập chân nhịp nhàng, liên tục và giữ thẳng đầu gối trong lúc thực hiện.
Khi đã thành thạo động tác chân, sẽ luyện tập trườn sấp với ván bơi và bơi theo chiều ngang thành bể. Cố gắng duy trì thân người nổi trên mặt nước, mực nước chỉ khoảng ngang bụng hoặc ngực. Lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi thành thạo.
=>> Có thể bạn cũng quan tâm về Kỹ thuật bơi ếch
Bước 3: Kỹ thuật tay bơi sải trên cạn
Khi học kỹ thuật bơi sải, bạn sẽ luyện tập trườn sấp từng tay một. Cụ thể:
- Tay trái: Khi thực hiện chuyển động tay trái, chân phải sẽ lên trước. Trong khi đó tay phải đặt trên đầu gối phải, người hơi khom về phía trước. Tay trái thực hiện đẩy nước về phía sau.
- Tay phải: Yêu cầu chân trái lên trước, chân phải ra sau. Tay trái đặt trên đầu gối trái, người hơi khom về phía trước. Tay phải duỗi thẳng phía trước và kéo nước về phía sau.
Lưu ý: Trong lúc quạt nước, bàn tay luôn khép kín, hơi khum lại để thực hiện kỹ thuật bơi sải tỳ nước, kéo nước, đẩy nước. Hai tay sẽ luân phiên thực hiện cho đến khi thành thạo.
Bước 3: Kết hợp kỹ thuật bơi sải cơ bản trên cạn
Khi đứng trên bờ, người hơi khom về phía trước, hai tay thực hiện quạt nước luân phiên nhau. Đồng thời, người cũng nghiêng qua lại theo động tác tay, chân nhấc ra phía sau khi đang đập chân trườn sấp. Người nghiêng bên nào, chân sẽ nhấc ra sau bên đó.
Tùy thuộc vào mỗi người sẽ xác định bên thuận khi nghiêng đầu lấy hơi. Kỹ thuật thở trong bơi sải chính là há miệng, hít hơi vào. Khi úp mặt xuống nước sẽ thổi bọt khí ra ngoài.
Bước 5: Thực hành kỹ thuật thở trong bơi sải
Để có thể bơi sải đường dài mà không bị mệt, bạn cần biết cách giữ hơi thở đều đặn khi bơi. Đầu tiên, hãy đứng dưới bể bơi, đảm bảo mực nước ở ngang ngực.
Để người hơi khom về phía trước, hai tay thực hiện kỹ thuật quạt nước luân phiên. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật tay sẽ úp mặt xuống nước để thổi bọt khí ra. Khi nghiêng đầu sang bên thuận, nhanh chóng há miệng để hít khí vào miệng bằng cả đường miệng và mũi.
Bước 6: Thực hành kỹ thuật bơi sải
Nếu bạn đã nắm chắc toàn bộ kỹ thuật tay, chân và thở, hãy thực hành tại bể bơi. Khi đã lướt nước khoảng 1m, bắt đầu thực hiện kết hợp kỹ thuật tay, chân và hít thở nhịp nhàng. Thực hiện bơi dọc theo thành bể để có thể bám vào bất cứ lúc nào.
Để thành thạo kỹ thuật bơi sải đường dài, mọi người cần dành thời gian luyện tập và thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Đảm bảo các động tác tay, chân thành thục, lấy hơi đều sẽ giúp cho bạn không tốn quá nhiều sức khi bơi.
=>> Xem thêm bài viết Kỹ thuật bơi ngửa
Một số lưu ý khi luyện tập kỹ thuật bơi sải chuyên nghiệp
Để học bơi sải nhanh, không bị đuối sức, hãy lưu ý một vài điều quan trọng sau đây:
- Cần lấy hơi bằng cả miệng, mũi trong vòng 1s và thở ra trong 3s. Không nhấc đầu khỏi mặt nước mà chỉ xoay nhẹ để lấy hơi.
- Khi nghiêng đầu và người lấy hơi không quá 45 độ so với mặt nước.
- Trong quá trình bơi luôn nhìn thẳng xuống đáy hồ và nghiêng đầu khi lấy hơi.
- Phần chân không nên đạp nước quá mạnh để tránh mất sức và chuột rút.
- Ngoài ra, cần chọn bể bơi có kích thước và độ sâu phù hợp để luyện tập an toàn hơn.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã chia sẻ kỹ thuật bơi sải cơ bản đến nâng cao. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình học bơi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kỹ thuật bơi khác, đừng bỏ lỡ các viết mới nhất của chúng tôi.