Hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trải qua tình trạng ngủ ngáy một lần trong đời. Mặc dù đây là một hiện tượng ngủ thông thường và phổ biến ở nhiều người, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, rất có thể đây chính là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy ngủ ngáy là bệnh gì? Nguyên nhân ngủ ngáy và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được mình giải đáp chi tiết qua bài viết ngay dưới đây. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào!
Nội dung
Ngủ ngáy là bệnh gì?
Hiện tượng ngáy khi ngủ, hay còn được gọi là ngủ ngáy, là một tình trạng mà khi ngủ, luồng không khí mà chúng ta hít vào gặp phải một vùng hẹp trong đường hô hấp, thường là ở vùng mũi, miệng hoặc họng, sẽ tạo ra sự rung lên của niêm mạc xung quanh và phát ra âm thanh đặc trưng gọi là tiếng “ngáy”.
Tiếng ngáy của hầu hết mọi người là không giống nhau. Một số người thường sẽ ngáy với âm thanh rất to, trong khi một số người khác lại có tiếng ngáy nhẹ nhàng hơn, như tiếng huýt sáo hoặc tiếng như khi bị nghẹt mũi.
Tình trạng ngủ ngáy thường sẽ được chia làm 3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Ngáy ít hoặc tiếng ngáy không quá to. Và có thể ngừng ngáy khi trở mình.
Cấp độ 2: Ngáy ở mức vừa phải. Lúc này, tiếng ngáy sẽ to hơn so với cấp độ 1 và thường sẽ không bị ngừng lại khi trở mình hoặc nằm ngủ ở tư thế nghiêng.
Cấp độ 3: Ngáy rất to. Lúc này, tiếng ngáy sẽ phát ra ở mọi tư thế nằm ngủ và thường đi kèm với triệu chứng nghẹt thở nhất thời. Đặc biệt, mức độ này, người ngáy có thể sẽ bị tỉnh giấc một cách thường xuyên, với cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
Nguyên nhân ngủ ngáy
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Tắc nghẽn đường hô hấp: Một số vấn đề như dị ứng hoặc viêm xoang có thể gây ra tắc nghẽn mũi, làm hẹp đường thông khí và dẫn đến ngủ ngáy.
Khả năng trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi bị suy giảm: Sự giãn quá mức của các mô liên kết trong cổ họng và lưỡi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như giấc ngủ sâu, say rượu, sử dụng thuốc ngủ, và sự lão hóa. Điều này có thể làm cho lưỡi tụt lại phía sau và che lấp đường thở, dẫn đến tình trạng ngủ ngáy.
Mô cuống họng quá lớn: Mô mỡ tích tụ ở vùng hầu họng dẫn đến mô ở vùng cuống họng quá lớn. Điều này có thể làm hẹp đường thông khí và gây ra tiếng ngáy khi ngủ.
Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài: Các cấu trúc ở vòm miệng hoặc lưỡi gà có thể làm thu hẹp đường thông khí từ mũi đến cổ họng, gây ra tiếng ngáy khi rung lên và va chạm với nhau.
Uống rượu trước khi ngủ: Rượu có thể làm giãn cơ vùng cổ, làm đường hô hấp dễ đóng lại hơn và gây ra tình trạng ngủ ngáy.
Tư thế nằm ngủ: Ngủ nằm ngửa, đặc biệt là khi nằm ngủ gối đầu cao, có thể làm hẹp đường thở và gây ra tình trạng ngáy khi ngủ.
Thường xuyên hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm họng và làm mô họng dễ bị rung hơn. Điều này thường sẽ dễ khiến cho bạn ngáy ngủ về đêm.
Ngủ ngáy có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Tình trạng ngủ ngáy không chỉ là một tình trạng gây ra sự phiền toái cho những người xung quanh, mà còn là dấu hiệu cho thấy rằng, rất có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe như đột quỵ, bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, đau đầu, thiếu ngủ và giảm ham muốn tình dục,….
Người ngủ ngáy thường sẽ dễ bị ngưng thở trong một thời gian khá lâu, do mô mềm và niêm mạc trong cuống họng lỏng lẻo. Điều này có thể làm che lấp khí quản, làm gián đoạn quá trình trao đổi khí trong phổi và gây thiếu oxy toàn thân. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu oxy có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau, như giấc ngủ không sâu, mất khả năng tập trung, mệt mỏi, giảm trí nhớ, và ngủ gật ban ngày,…
Ngoài ra, tình trạng ngủ ngáy còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, do bộ não không được nghỉ ngơi đầy đủ sau một ngày hoạt động, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc và khả năng tập trung.
Nếu không được điều trị kịp thời, những vấn đề này có thể khiến cho tình trạng sức khỏe tồi trở nên tồi tệ hơn, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Một số biện pháp hạn chế và điều trị tình trạng ngáy khi ngủ
Mặc dù ngáy ngủ là tình trạng xảy ra hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế và điều trị tình trạng ngủ ngáy một cách đơn giản giản. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ngủ ngáy đơn giản, mà bạn có thể tham khảo:
Giảm cân (đối với những người thừa cân): Thừa cân và béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngủ ngáy. Việc giảm cân có thể làm giảm bớt áp lực lên đường hô hấp và cải thiện tình trạng ngủ ngáy.
Thay đổi lối sống lành mạnh: Thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ ngủ ngáy. Điều này bao gồm việc tập thể dục đều đặn, hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá, và duy trì một chế độ ăn uống cân đối.
Thay đổi tư thế ngủ: theo nhiều báo cáo chỉ ra rằng, ngủ nằm ngửa có thể làm tăng nguy cơ ngủ ngáy. Do đó, bạn có thể thử ngủ nghiêng hoặc sử dụng gối đầu cao hơn để giảm tình trạng ngủ ngáy.
Tránh ăn quá no và đồ uống kích thích trước khi đi ngủ: Bạn nên tránh việc ăn quá no và tiêu thụ đồ uống chứa cafein hoặc cồn nhằm làm giảm nguy cơ bị ngủ ngáy. Bạn chỉ nên sử dụng đồ ăn hoặc thức uống chứa chất kích thích ít nhất khoảng từ 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày sẽ là một phương pháp hiệu quả trong việc kích thích oxy lên não và hạn chế tình trạng ngủ ngáy.
Trong những trường hợp mà các biện pháp hạn chế và điều trị thông thường không mang lại hiệu quả, việc sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng có thể sẽ là một sự lựa chọn hữu ích. Ngoài ra, phẫu thuật còn có thể được xem là một biện pháp giúp điều trị dứt điểm tình trạng ngủ ngày.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về tình trạng ngáy khi ngủ. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp cho bạn giải đáp thắc mắc về nguyên nhân ngủ ngáy, cũng như một số phương pháp điều trị tình trạng ngủ ngáy. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.