Kiến Thức - Chia Sẻ

Nguyên nhân mất ngủ và cách khắc phục hiệu quả bạn nên biết

Xếp hạng bài viết

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Không chỉ là một phần thiết yếu, giấc ngủ còn là yếu tố quyết định sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì vậy, mất ngủ thường xuyên sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì? Cách khắc phục và phòng ngừa mất ngủ ra sao? Cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Tình trạng mất ngủ hiện nay

Nguyên nhân mất ngủ hiện nay
Mất ngủ là gì? Tình trạng mất ngủ hiện nay

Mất ngủ không phải là tình trạng thường gặp hiện nay ở rất nhiều người. Hơn nữa, mất ngủ cũng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, và khả năng không thể quay lại giấc ngủ sau khi bị đánh thức.

Theo các chuyên gia, trung bình một người bình thường cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ phải đảm bảo đủ thời gian, sâu giấc và thoải mái thì sau khi thức giấc mới cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.

Hiện nay, mất ngủ được chia thành hai loại chính: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Trong đó, mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng, còn mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất là 1 tháng. Dù với loại nào thì chúng ta cũng cần xác định nguyên nhân mất ngủ và có cách khắc phục hiệu quả, kịp thời.

Nguyên nhân mất ngủ phổ biến

Nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất
Những nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất

Mất ngủ hiện là tình trạng phổ biến ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người già mà còn gặp nhiều ở người trẻ, thậm chí là trẻ em. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì?

  • Áp lực về tinh thần: Những áp lực về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể tạo áp lực tâm lý khiến tinh thần không thể thư giãn được. Các tình huống căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như mất người thân yêu, bệnh tật, ly hôn, hoặc mất việc, đều có thể đánh đập tới tâm trí và gây khó ngủ.
  • Thói quen ngủ: Ngủ không đều, thói quen ngủ vào ban ngày, xem TV hoặc sử dụng điện thoại có thể làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ. Bên cạnh đó, môi trường ngủ không thoải mái hoặc sử dụng giường ngủ để làm việc, ăn uống, giải trí cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Ăn tối quá no: Khẩu phần ăn tối quá nhiều gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, khó tiêu khiến bạn không thoải mái và khó ngủ.
  • Nghiện các thiết bị công nghệ: Những người có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính để giải trí về đêm thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị ảnh hưởng không tốt đến thần kinh, mắt và giấc ngủ của họ.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Mỗi người đều có 1 nhịp sinh học tự nhiên, nếu bạn đột ngột thay đổi nó thì sẽ gây nên tình trạng mất ngủ. Đây cũng chính là nguyên nhân mất ngủ thường thấy ở người trẻ hiện nay.

Bên cạnh những nguyên nhân mất ngủ phổ biến kể trên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác. Trong đó phải kể đến như: rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn giấc ngủ, tác dụng của thuốc, vấn đề tuổi tác, chấn thương gây đau đớn, mắc bệnh lý,….

Triệu chứng nhận biết bị mất ngủ

Triệu chứng và nguyên nhân mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ và những triệu chứng thường gặp khi mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ có nhiều loại thì triệu chứng nhận biết cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được nhờ các triệu chứng cụ thể sau đây:

  • Khó ngủ vào ban đêm: Bạn gặp khó khăn khi vào giấc ngủ ban đêm, việc mất ngủ khi bạn lăn lộn mà không thể vào giấc và ngủ sâu giấc được.
  • Thức dậy vào ban đêm: Sau khi đã ngủ, bạn có thể đột nhiên tỉnh giấc trong thời gian sớm mà không thể quay lại giấc ngủ gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
  • Thức dậy quá sớm: Mất ngủ có thể làm bạn tỉnh dậy quá sớm, trước thời gian bạn dự định và tất nhiên bạn không thể tiếp tục ngủ sau đó.
  • Mất năng lượng khi tỉnh dậy: Ngay cả sau khi đã ngủ, bạn vẫn không thấy thoải mái hay thư giãn mà ngược lại còn mệt mỏi, căng thẳng hơn.
  • Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ: Mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ trong suốt ngày. Đặc biệt tình trạng này diễn ra khiến bạn không thể tập trung làm việc hiệu quả.
  • Khó chịu, lo lắng: Mất ngủ làm tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng cũng như tinh thần của người bệnh.
  • Những lo lắng liên tục về giấc ngủ: Bạn có thể trở nên quá lo lắng về việc không thể ngủ đủ hoặc ngủ đủ sâu. Những suy nghĩ này lại càng khiến cho tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ và những cách để khắc phục
Những cách hiệu quả khắc phục tình trạng mất ngủ

Xác định được nguyên nhân mất ngủ, bạn có thể dễ dàng khắc phục nó. Tuy nhiên với những ai đã bị mất ngủ triền miên trong thời gian dài, hãy thay đổi thói quen từ những điều nhỏ nhất và kiên trì để có hiệu quả như mong đợi.

  • Thời gian ngủ nhất quán: Trước hết bạn phải cố gắng duy trì thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy nhất quán từ ngày này sang ngày khác, kể cả cuối tuần. Cách này giúp bạn duy trì nhịp sinh học của mình, có được chu kỳ ngủ khoa học.
  • Hoạt động thường xuyên: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tập luyện thường xuyên cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên bạn nên tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ để không kích thích cơ thể.
  • Kiểm tra thuốc: Nếu bạn sử dụng thuốc định kỳ, hãy thảo luận với bác sĩ để xem liệu chúng có thể gây mất ngủ hay không.
  • Hạn chế ngủ trưa: Nếu bạn thường hay ngủ trưa và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ vào ban đêm, hãy cố gắng giới hạn thời gian của giấc ngủ trưa và tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
  • Hạn chế cafein, rượu và nicotine: Hạn chế tiêu thụ cafein và rượu, đặc biệt là vào buổi chiều và tối. Nicotine cũng là một chất kích thích nên tránh sử dụng trước khi đi ngủ.
  • Kiểm soát cơn đau mãn tính: Nếu bạn đang phải đối mặt với cơn đau do các bệnh mạn tính, thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp giảm đau để giúp bạn ngủ dễ hơn.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Làm cho phòng ngủ của bạn trở nên thoải mái cho giấc ngủ. Để cơ thể vào giấc và ngủ ngon, bạn  cần đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh, có nhiệt độ thoải mái.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ, bạn nên tìm cách để bản thân được thư giãn. Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, giảm căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc massage nhẹ nhàng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn trước khi ngủ: Việc ăn uống mất kiểm soát, ăn thực phẩm khó tiêu hóa sát giờ đi ngủ khiến bạn khó vào giấc và thường xuyên tỉnh giữa đêm. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc ăn sát giờ ngủ, đặc biệt là không nên đồ ăn dễ gây đầy bụng như đồ ăn nhanh.

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân mất ngủ và cách khắc phục hiệu quả, chuẩn khoa học bạn nên biết. Mất ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng mất ngủ triền miên gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nếu tình trạng mất ngủ liên tiếp xảy ra khiến cho sức khỏe suy giảm nhanh chóng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Đừng để mất ngủ cản trở cuộc sống và năng lượng làm việc, cống hiến của bạn, liên hệ ngay nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp nhé.