Du Lịch

Chùa Khai Nguyên địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Hà Nội

2.1/5 - (9 bình chọn)

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây không chỉ là ngôi chùa dành cho các Phật tử tu học; mà còn là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm ở ngoại ô Hà Nội. Ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, cùng với đó là đặc điểm kiến trúc, tiểu cảnh đặc sắc!

Tìm hiểu chung về Chùa Khai Nguyên

Tìm hiểu chung về chùa Khai Nguyên, Sơn Tây
Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XI

Chùa Khai Nguyên có tên cổ là: “Cổ Liêu Tự” thường được gọi là Chùa Chèo, chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Là ngôi chùa cổ có lịch sử xây dựng từ thời nhà Lý nửa đầu thế kỉ XI.

Ngày nay chùa Khai Nguyên được biết đến là ngôi chùa sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn Nhất Đông Nam Á. Trở thành điểm đến tâm linh du lịch thu hút được Phật tử và khách thập phương gần xa mỗi dịp xuân sang và các ngày lễ Phật lớn trong năm.

Chùa Khai Nguyên ở đâu? Cách di chuyển đến chùa tốt nhất

Cách di chuyển tới chùa Khai Nguyên
Bạn tìm đường tới chùa trên google map để tránh lạc đường

Chùa Khai Nguyên có địa chỉ nằm ở thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây nằm ở ngoại thành Hà Nội cách trung tâm khoảng 40km di chuyển. Do đó mà bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt đều rất thuận tiện:

  • Xe máy, ô tô cá nhân: Bạn sử dụng google Maps và chọn tuyến đường phù hợp để di chuyển. Thông thường sẽ đi theo QL32 và DT82 hoặc đi theo đường cao tốc 08 (Hòa Lạc) và QL21A
  • Xe buýt.: Từ trung tâm Hà Nội bạn bắt tuyến xe buýt số 74 và xuống điểm dừng gần chùa. Xe xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Xuân Khanh (Sơn Tây) với tần suất 10p/chuyến.
  • Xe taxi: Để thuận tiện bạn có thể đặt taxi để di chuyển, không lo lạc đường mà lại chủ động đi lại hơn.

Đặc điểm kiến trúc của Khai Nguyên Sơn Tây

Lầu gác mô phỏng chùa Một Cột
Kiến trúc chùa mô phỏng chùa Một Cột thời Lý

Sau gần 20 năm trải qua nhiều lần đại trùng tu, đến nay dù chưa hoàn thiện; tuy nhiên chùa Khai Nguyên có quy mô hoành tráng với lối kiến trúc mang đậm nét kim – cổ giao hòa. Vừa giữ được lối kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn nhà Lý. 

Chùa Khai Nguyên còn mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” các gian thờ chính được bố trí theo “tiền Phật hậu Tổ”, cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp báo Ân, gác chuông, gác trống,…

Cách thiết kế, bài trí và sắp xếp khuôn viên chùa khéo léo tạo nên sự hài hòa. Không gian xanh mát của hồ nước, cây xanh và lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột. Đây còn là nơi thờ Địa Tạng vương Bồ tát, lưu giữ bộ kinh Địa tạng quý.

Khám phá chùa Khai Nguyên có gì nổi bật?

Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Khai Nguyên trở thành địa điểm tâm linh kết hợp du lịch vãn cảnh nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội:

Bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á
Pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Khai Nguyên đang hoàn thiện

Chùa Khai Nguyên là nơi có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao 70m, đường kính 1200m2. Được khởi công xây dựng từ 2015 và hiện nay vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Với kết cấu vững chắc và được tạo tác từ những đôi bàn tay tài hoa. Hình ảnh đức Phật trong tư thế kiết già toát lên sự uy nghiêm nhưng vẫn đầy từ bi và trí huệ. Trên phía tay trái Phật là đóa sen hồng chớm nở, tay phải đặt ở tư thế Giáo hóa thủ ấn.

Lòng bàn tay Phật có khắc hình bánh xe Pháp luân đắp nổi thể hiện triết lý sâu xa của Phật giáo. Phần đế đặt bức tượng là đóa sen khổng lồ với 3 lớp và 56 cánh hoa. Tất cả tạo nên tổng thể hài hòa, độc đáo và thể hiện nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Bức tượng Phật được xây dựng với thông điệp “Vì hòa bình thế giới” mong muốn an lành và thịnh vượng cho đất nước, vì sự phát triển của Phật giáo. Điều đặc biệt nhất trong thiết kế của bức tượng chính là phía dưới tượng Phật là mô phỏng 18 tầng địa ngục giúp du khách hiểu hơn về luân hồi, nhân quả trong đạo Phật.

Nơi lưu giữ gần 2000 pho tượng Phật

Gian Tam Bảo lưu giữ nhiều pho tượng quý
Chùa Khai Nguyên là nơi lưu giữ gần 2000 pho tượng quý

Bên cạnh kiến trúc, tiểu cảnh được sắp bài trí một cách khoa học và phong thủy thì chùa Khai Nguyên còn gây ấn tượng với du khách bởi hệ thống tượng Phật gồm 1975 pho tượng lớn nhỏ trong gian Tam Bảo.

Đặc biệt hơn là chùa còn lưu giữ được một số di vật có giá trị lịch sử lớn như: hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815), 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22 (năm 1870)…Đây là chứng tích rõ nhất cho những giá trị lịch sử văn hóa trường tồn theo thời gian của chùa Khai Nguyên.

Khi đến chùa Khai Nguyên cần lưu ý gì?

Một vài lưu ý khi tới tham quan chùa Khai Nguyên
Khi tới chùa bạn cần ăn mặc kín đáo, tránh gây ồn ào

Một vài lưu ý dành cho bạn khi đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa Khai Nguyên được trọn vẹn, đúng thuần phong mỹ tục:

  • Về trang phục: bạn nên mặc những bộ đồ màu nền nã, không quá màu mè sặc sỡ. Không mặc quần áo, váy hở hang gây phản cảm và thiếu đi trang nghiêm nơi cửa chùa.
  • Về lễ lạt: đồ lễ là tùy tâm, bạn không mang gì cũng không sao chỉ cần bạn thành tâm cầu bình an và tận hưởng an lạc, bình yên thì đều được Phật chứng lòng thành.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất kỳ vật nào đó trong khuôn viên chùa mà chưa được sự đồng ý, xin phép từ nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cỏ, hoa và bàn ghế trong chùa. Bỏ rác vào đúng nơi quy định. Tuân thủ một số nội quy mà ban quản lý chùa đề ra.
  • Nếu bạn muốn quay phim, chụp ảnh thì nên xin phép ban quản lý chùa để nhận được sự đồng ý.

Tổng kết

Chùa Khai Nguyên là một điểm đến mà bạn không nên bỏ qua nếu có dịp tới Hà Nội. Hy vọng với những thông tin, kiến thức chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để khám phá ngôi chùa này! Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin, bổ ích nhé!