“Thao túng tâm lý” là một thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn còn đang băn khoăn về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này thì với bài viết dưới đây, mình sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc thao túng tâm lý là gì một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó là 14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi đang bị người khác thao túng tâm lý. Cùng mình bắt đầu ngay nào!
Nội dung
Thao túng tâm lý là gì?
Theo các nhà tâm lý học cho rằng, khi ai đó sử dụng cảm xúc của bạn để điều khiển hành vi của bạn hoặc gây ảnh hưởng đến lý tưởng của bạn, nhằm đạt được điều họ muốn, điều đó được gọi là thao túng tâm lý.
Khi người khác muốn điều khiển và kiểm soát hành động của bạn, nhưng họ lại không thể tác động đến bạn về mặt vật lý. Thì rất có thể, họ sẽ chuyển sang sử dụng hành vi thao túng tâm lý để điều khiển bạn.
Ví dụ: Khi đi mua rau ở chợ, thông thường bạn sẽ chọn những bó rau tươi ngon nhất để mua. Tuy nhiên, trong một lần đến chợ, người bán rau nói với bạn rằng: “Xem kìa, rau của tôi toàn sâu bọ kia kìa. Điều này chứng tỏ rằng rau của tôi không sử dụng thuốc trừ sâu. Mua rau này về ăn chắc chắn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không lo ngộ độc hay ung thư…”
Nghe đến đây, có thể bạn sẽ cảm thấy lời của người bán rau nói quá thuyết phục, nên bạn quyết định mua của người bán rau. Trong trường hợp này, bạn đã bị người bán rau thao túng tâm lý.
14 dấu hiệu nhận biết hành vi thao túng tâm lý
Khi bị người khác thao túng, có thể người đó sẽ điều khiển bạn làm những việc trái với pháp luật hoặc tổn hại đến người khác. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức, tránh để người khác thao túng tâm lý mình. Dưới đây là 14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được hành vi thao túng tâm lý của người khác mà bạn có thể tham khảo:
Lợi thế sân nhà
Hành vi thao túng tâm lý bằng cách tận dụng lợi thế sân nhà là việc một người tận dụng những môi trường, tình huống hoặc điều kiện có lợi cho họ để chi phối hoặc ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định của người khác. Điều này thường xảy ra khi một người có ưu thế trong một tình huống cụ thể.
Ví dụ. Trong một cuộc thảo luận, nếu một người ở trong môi trường quen thuộc của họ, họ có thể tận dụng sự hiểu biết sâu rộng về chủ đề đang được thảo luận để chi phối cuộc thảo luận và tạo ra ảnh hưởng đối với quan điểm của người khác.
Để người khác nói trước
Hành vi thao túng tâm lý bằng cách làm cho người khác nói trước nhằm tìm kiếm điểm yếu của đối phương. Người thực hiện hành vi thao túng thường sử dụng một số chiêu thức để kích thích hoặc dẫn dắt người khác nói trước như:
- Hỏi những câu hỏi mở: Bằng cách hỏi những câu hỏi chung chung nhằm tạo cơ hội để người khác tiết lộ thông tin hoặc những sự thật về họ.
- Tập trung vào người khác: Người thực hiện thao túng có thể tập trung lắng nghe và đặt câu hỏi để khơi gợi người khác chia sẻ thông tin.
- Sử dụng thông tin thu được: Sau khi người khác đã nói, người thực hiện thao túng có thể sử dụng thông tin này để đặt ra câu hỏi chi tiết hơn, hoặc tìm kiếm điểm yếu, hoặc thậm chí đưa ra lập luận để thuyết phục hoặc chi phối người khác.
Kỹ năng này thường được nhiều người sử dụng để xây dựng sự ủng hộ, tạo ra một môi trường tương tác thoải mái; hoặc cũng có thể được sử dụng để điều hướng quan điểm và chi phối hành vi của người khác.
Thao túng sự thật
Phương pháp thao túng sự thật là việc một người sử dụng những thông tin, sự thật hoặc thông tin được trình bày một cách không chính xác, thiếu trung thực, hoặc được biến đổi để ảnh hưởng đến quan điểm, hành vi của người khác. Đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng để kiểm soát hoặc chi phối người khác bằng cách thay đổi quan điểm của họ.
Làm bạn bị choáng ngợp bởi những con số
Hành vi thao túng tâm lý bằng cách làm cho người khác bị choáng ngợp với những số liệu thống kê là một kỹ thuật thông tin, sử dụng các dữ liệu, thông tin hoặc số liệu thống kê đặc biệt hoặc ấn tượng nhằm tác động mạnh mẽ đến quan điểm, suy nghĩ hoặc hành vi của người khác.
Phương pháp này thường được những tay đa cấp lừa đảo sử dụng, khi những người này thường cung cấp cho những con mồi các con số ấn tượng như hoa hồng lên đến 300%, kiếm được 100 triệu một tháng khi không phải làm gì,… Nếu không giữ được sự tỉnh táo, rất có thể bạn sẽ bị những tay đa cấp lừa đảo này thao túng tâm lý.
Phương pháp này thường được sử dụng bởi những kẻ lừa đảo trong các hệ thống đa cấp. Họ thường sử dụng con số ấn tượng như tỉ lệ hoa hồng lên đến 300%, hoặc lời hứa kiếm 100 triệu mỗi tháng mà không cần làm gì,… nhằm lôi kéo nhiều người vào trong hệ thống. Nếu không cẩn trọng, bạn có thể sẽ bị đa cấp chi phối tâm lý bởi và trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo đa cấp.
Làm bạn choáng ngợp với các thủ tục và thủ tục rườm rà
Đây là hành vi thao túng tâm lý bằng cách làm cho người khác bị choáng ngợp với các thủ tục và quy trình rườm rà, phức tạp, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành khó hiểu quá mức cần thiết để tạo ra một cảm giác bối rối, không chắc chắn hoặc không tự tin, khiến bạn cảm thấy bị mơ hồ và dễ dàng nghe theo lời nói của họ hơn.
Ví dụ như trong bán hàng, người tư vấn bán hàng có thể mô tả một quy trình mua sản phẩm vô cùng phức tạp, với nhiều bước, yêu cầu và điều kiện phức tạp khác nhau. Điều này sẽ khiến cho người mua cảm thấy bối rối và không chắc chắn, dẫn đến việc họ dễ dàng bị ảnh hưởng hoặc chi phối bởi người bán hàng hơn.
Lên tiếng và thể hiện rõ cảm xúc tiêu cực
Phương pháp thao túng tâm lý bằng cách lên tiếng và thể hiện các cảm xúc tiêu cực là việc sử dụng cảm xúc tiêu cực và giọng điệu mạnh mẽ, mang tính ép buộc, thậm chí là hung hăng, để chi phối hoặc ép buộc người khác thực hiện điều gì đó theo ý muốn của người thực hiện hành vi thao túng.
Ví dụ, trong một cuộc thảo luận, một người có thể sử dụng giọng điệu và cảm xúc hung hăng, tức giận để ép buộc người khác chấp nhận ý kiến của họ mà không có sự thảo luận hoặc cân nhắc nào từ những người xung quanh.
Thao túng tâm lý bằng những bất ngờ tiêu cực
Phương pháp thao túng tâm lý bằng việc tạo ra những bất ngờ tiêu cực là việc sử dụng những thông tin hoặc hành động tiêu cực mà người khác không lường trước, đôi khi không công bằng để đạt được lợi thế tâm lý hoặc kiểm soát hành vi của người khác.
Đôi khi, những người này thường sẽ áp đặt thêm những yêu cầu và đòi hỏi vô lý khác khi đang thực hiện những tình huống bất ngờ tiêu cực để ép buộc bạn phải nhượng bộ cho họ.
Ví dụ như khi bạn và người yêu cãi nhau, người yêu bạn có thể sẽ đe dọa bạn rằng: nếu bạn không hết giận thì sẽ bỏ nhà đi. Lúc này nếu bạn hết giận thì tức là bạn đã bị người yêu bạn thao túng tâm lý.
Gây sức ép về thời gian ra quyết định
Phương pháp thao túng tâm lý bằng cách gây áp lực về thời gian ra quyết định là một kỹ thuật sử dụng áp lực thời gian để buộc bạn phải đưa ra quyết định ngay lập tức, trước khi bạn có đủ thời gian để suy nghĩ và xem xét mọi lựa chọn một cách cân nhắc. Đặc điểm của phương pháp này đó là cho bạn thời gian rất ít, thậm chí là không có thời gian để bạn xem xét và cân nhắc, bắt buộc bạn phải đưa ra quyết định ngay lập tức.
Ví dụ như trong bán hàng, thường các doanh nghiệp sẽ có các chương trình khuyến mại như “giảm giá sốc 50% duy nhất trong hôm nay” nhằm gây ra sức ép về thời gian cho người mua hàng, khiến cho người mua hàng không có thời gian cân nhắc việc có nên mua hàng hay không.
Sự hài hước tiêu cực
Đây là một phương pháp thao túng tâm lý bằng việc sử dụng những lời nhận xét phê phán, thường được ẩn dưới lớp vỏ của sự hài hước hoặc mỉa mai, nhằm chọc vào điểm yếu của bạn, tạo ra cảm giác thiếu tự tin, yếu đuối. Qua đó, họ sẽ dễ dàng thao túng tâm lý và hành vi của bạn hơn.
Ví dụ trong một tình huống giao tiếp, người thực hiện thao túng có thể đưa ra những lời nhận xét mỉa mai về ngoại hình, tài năng hoặc hành vi của bạn để làm cho bạn cảm thấy tự ti hoặc không tự tin.
Liên tục phán xét và chỉ trích
Phương pháp thao túng tâm lý bằng việc liên tục phán xét và chỉ trích là một kỹ thuật nhằm tập trung vào mặt tiêu cực để đưa ra những lời chỉ trích, chế giễu liên tục nhưng không đưa ra giải pháp xây dựng, nhằm làm cho bạn cảm thấy mất tự tin, giá trị về bản thân.
Thể hiện sự im lặng
Phương pháp thao túng tâm lý bằng cách thể hiện sự im lặng là việc sử dụng sự im lặng một cách cố ý như không trả lời cuộc gọi, tin nhắn, email,… nhằm tạo ra sự chờ đợi và lo lắng trong bạn. Khi bạn trở nên lo lắng tới mức cực độ, người thao túng thường sẽ xuất hiện trước bạn. Lúc này, dù người đó có đưa ra bất kỳ yêu cầu nào thì khả năng cao bạn vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.
Giả vờ không biết
Phương pháp thao túng tâm lý bằng việc giả vờ không biết là việc sử dụng chiến thuật “chơi ngu” kinh điển, nhằm trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm của mình sang người khác. Đặc điểm của những người này thường sẽ giả vờ không hiểu mọi vấn đề, luôn trì hoãn hoặc trốn tránh mọi trách nhiệm trong công việc.
Thao túng tâm lý bằng cảm xúc tội lỗi
Thao túng tâm lý bằng cảm giác tội lỗi là phương pháp khiến cho bạn cảm thấy bị tội lỗi, qua đó ép buộc bạn phải chấp nhận và làm theo những yêu cầu vô lý của người thao túng để được thoải mái trong lòng hơn.
Những người sử dụng phương pháp thao túng tâm lý này thường nhắm đến những điểm yếu của bạn để công kích, thường xuyên giận dỗi hoặc đổ lỗi 1 cách vô cớ hoặc chỉ trích những điều nhỏ nhặt nhất.
Đóng giả nạn nhân
Phương pháp thao túng tâm lý bằng việc đóng giả nạn nhân thường được thực hiện thông qua việc phóng đại hoặc tưởng tượng về các vấn đề cá nhân, vấn đề sức khỏe hoặc tạo ra sự phụ thuộc, hỗ trợ từ người khác. Kẻ thực hiện thao túng có thể giả vờ yếu đuối, vô lực hoặc người hy sinh để thu hút sự đồng cảm và ưu ái từ người khác.
Làm gì khi bị thao túng tâm lý?
Nếu bạn đang cảm thấy bản thân đang bị người khác thao túng tâm lý, việc chuẩn bị cho bản thân một số kỹ năng cần thiết để đối phó với việc bị người khác thao túng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên của mình, giúp bạn đối phó với việc bị người khác thao túng tâm lý mà bạn có thể tham khảo:
- Giữ khoảng cách: Bạn nên tạo khoảng cách đối với người mà bạn nghi ngờ đang có hành vi thao túng tâm lý đối với bạn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát về cảm xúc, tâm lý và hành vi của mình.
- Ghi chép lại những chuyện đã qua: Bạn nên ghi lại những trải nghiệm của bạn thông qua việc viết nhật ký hoặc lưu giữ các cuộc trò chuyện. Điều này giúp bạn kiểm soát và có một bản ghi chính xác về những gì đã xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và không tự trách bản thân quá mức khi bị người khác thao túng tâm lý.
- Yêu cầu sự tôn trọng: Bạn cần thẳng thắng và thông báo trực tiếp với người đang có hành vi thao túng về những hành động bạn không chấp nhận. Đặc biệt là những hành động xem thường hoặc phủ nhận cảm xúc của bạn.
- Tìm sự tư vấn bên ngoài: Bạn nên tìm kiếm quan điểm từ người thứ ba. Những người này phải là những người mà bạn có thể tin cậy, để có cái nhìn khách quan về tình huống.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về 14 dấu hiệu nhận biết các hành vi thao túng tâm lý phổ biến. Qua đó trả lời cho câu hỏi thao túng tâm lý là gì? Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn, cũng như có những phương pháp đối phó thông minh đối với những người có hành vi thao túng tâm lý. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.