Kiến Thức - Chia Sẻ

Thất Tịch là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Xếp hạng bài viết

Lễ Thất Tịch hàng năm được diễn ra vào ngày 7/7 Âm Lịch, thường có mưa ngâu đặc trưng. Ngày lễ này được rất nhiều người đón nhận hưởng ứng, đặc biệt là giới trẻ. Vậy, Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Thất Tịch như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết bên dưới đây.

Thất Tịch là ngày gì?

Giải đáp thất tịch là ngày gì
Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 Âm Lịch hàng năm

Thất Tịch là ngày gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm kiếm hiện nay. Theo đó, Thất Tịch được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 hàng năm theo lịch Âm của văn hóa phương Đông. 

Vậy, ngày lễ thất tịch tiếng anh là gì? Lễ Thất Tịch còn được gọi là Double Seventh Festival trong tiếng Anh. Ngày này gắn liền với câu chuyện cổ xưa về tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ở Việt Nam, ngày này thường được gọi là “Ngày ông Ngâu bà Ngâu”. Tên gọi này xuất phát từ việc vào ngày Thất Tịch thường có mưa ngâu. Hiện tượng đặc biệt này đã được liên kết với câu chuyện hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp lại nhau bên cầu Ô Thước. 

Người dân cho rằng, những hạt mưa ngâu rơi vào ngày lễ Thất Tịch là giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ. Đây cũng chính là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc: “Thất Tịch là ngày gì?”.

Lễ Thất Tịch 2023 rơi vào ngày nào?

Ngày lễ Thất Tịch xảy ra vào ngày 7 tháng 7 theo lịch Âm hàng năm. Dưới đây là lịch ngày lễ Thất Tịch (Dương lịch) trong những năm tiếp theo:

  • Thất Tịch 2023: 22/08/2022
  • Thất Tịch 2024: 10/08/2022
  • Thất Tịch 2025: 29/08/2022

Nguồn gốc của ngày lễ Thất Tịch

Nguồn gốc thất tịch là ngày gì
Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy cảm động của Ngưu Lang Chức Nữ

Truyền thuyết kể về Ngưu Lang là một chàng trai nông dân nghèo nhưng rất siêng năng và tốt bụng. Chàng đã nhận được cảm tình của Chức Nữ – con gái nhỏ của Nương Nương, người chịu trách nhiệm dệt mây ngũ sắc trên trời.

Họ đã trở thành một cặp đôi hạnh phúc và có hai đứa con, một trai một gái. Nhưng một ngày, theo lệnh của Ngọc Hoàng, Chức Nữ phải trở về trời. Ngưu Lang cố gắng đuổi theo. Nhưng khi đến sông Thiên Hà – ranh giới giữa hai cõi phàm trần, Ngưu Lang không thể đuổi theo Chức Nữ được nữa.

Ngưu Lang đã ngày ngày đứng đợi bên bờ sông. Kể từ đó, bên bờ sông Thiên Hà đã xuất hiện một ngôi sao mới, gọi là Ngưu Lang. Vương Mẫu Nương Nương vì cảm động trước tình cảm của Ngưu Lang nên đã đồng ý cho họ gặp nhau mỗi năm một lần, vào ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch).

Và từ đó, mỗi năm đến ngày 7 tháng 7, mọi người đều nhớ lại sự chung thuỷ và tình cảm sâu đậm của Chức Nữ và Ngưu Lang. Đây đã trở thành ngày tượng trưng cho tình yêu và được gọi là ngày Thất Tịch đối với người dân phương Đông.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch

Ngày lễ Thất Tịch sẽ có những quan niệm ý nghĩa khác nhau đối với một số quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, ngày lễ này vẫn biểu trưng cho tình yêu lứa đôi, sự thủy chung son sắc và tình cảm sâu đậm.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch tại Trung Quốc

Ý nghĩa thất tịch là ngày gì tại Trung Quốc
Lễ Thất Tịch Trung Quốc có ý nghĩa cầu nguyện về khả năng thêu thùa của người con gái

Với người Trung Quốc thì thất tịch là ngày gì? Lễ Thất Tịch trong tiếng Trung được gọi là “七夕节” hoặc “Qīxì jié”. Bên cạnh tên gọi này, ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc còn được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau, bao gồm:

  • “Khất Xảo Tiết” (乞巧節): Một lễ hội để thể hiện tài năng và khả năng sáng tạo.
  • “Thất Thư Đản” (七姐誕): Ngày sinh nhật của người chị thứ bảy trong gia đình.
  • “Xảo Tịch” (巧夕): Ngày mà các cặp đôi nam nữ tặng nhau chuỗi hạt Hồng Đậu, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Mỗi khi đến ngày lễ Thất Tịch tại Trung Quốc, phụ nữ thường cầu nguyện để được ban tặng sự khéo léo và tài năng trong công việc thêu thùa, đặc biệt là vào đêm 7/7 Âm lịch. Các cô gái trẻ thường trình diễn các tác phẩm nghệ thuật của họ với hy vọng tìm kiếm một người chồng lương thiện.

Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc sẽ thưởng thức các món ăn truyền thống như sủi cảo, xảo tô, gà và chè đậu đỏ với mong muốn tay chân nhanh nhẹn, khéo léo hơn, đặc biệt là cải thiện kỹ năng thêu thùa của các cô gái.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ Thất Tịch được biết đến với tên gọi là “lễ Chilseok”. Chilseok mang bản sắc và ý nghĩa riêng biệt so với ngày lễ Thất Tịch của văn hóa Trung Quốc.

Chilseok đánh dấu sự chuyển giao từ mùa hè nóng bức sang mùa mưa tới. Vì vậy, những giọt mưa rơi trong ngày này được gọi là “nước Chilseok”. Ngoài ra, lễ hội này còn đi kèm với sự xuất hiện của nhiều loại trái cây như bí ngô, dưa chuột và dưa hấu.

Người Hàn Quốc thường tận hưởng ngày lễ Chilseok bằng cách tham gia tắm biển với hy vọng về sức khỏe tốt và thưởng thức bánh mì nướng. Điều này góp phần tạo nên nét đặc trưng quan trọng trong nền văn hóa lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, lễ Thất Tịch còn được gọi là Tanabata. Trong ngày này, người Nhật thường viết những điều ước của mình lên những dải giấy gọi là Tanzaku. Sau đó, họ treo những lời ước đó lên cành cây trước cửa nhà với hy vọng mang lại may mắn, sự thuận lợi, mùa màng bội thu và thịnh vượng.

Lễ Tanabata không chỉ là dịp để cầu nguyện mà mà còn là cơ hội cho giới trẻ Nhật Bản tới thăm các đền thờ với mong muốn tìm thấy nửa kia của mình.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch thường được gọi là “ông Ngâu bà Ngâu” do ngày này thường đi kèm với mưa ngâu. Theo truyền thống, mưa ngâu được cho là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ – cặp đôi yêu nhau bị ngăn cách. Dân gian thường có câu rằng, “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Mỗi năm, vào ngày 7/7 âm lịch, chùa Hà sẽ diễn ra một buổi lễ đặc biệt. Đây là nơi mọi người tụ họp để cầu tình duyên, con cái và hạnh phúc gia đình. Người dân tin rằng, nếu cặp đôi yêu nhau cùng nhìn sao Ngưu Lang và Chức Nữ trong đêm 7/7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Phong tục, hoạt động trong ngày Thất Tịch tại các quốc gia

Hoạt động trong ngày thất tịch là ngày gì
Ăn chè đậu đỏ là phong tục phổ biến trong ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Bên cạnh thắc mắc: “Thất Tịch là ngày gì?” thì phong tục, hoạt động trong ngày lễ này cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tùy từng quốc gia mà các hoạt động diễn ra trong ngày lễ Thất Tịch cũng diễn ra khác nhau. Cùng khám phá những phong tục đặc biệt tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bên dưới đây.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Vào ngày lễ Thất Tịch, giới trẻ Việt Nam không chỉ đến chùa để cầu tình duyên mà còn thưởng thức món ăn truyền thống, đặc biệt là chè đậu đỏ. Theo quan niệm xưa, ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch được coi là một cách để cầu tình duyên và may mắn. Màu đỏ trong đậu đỏ biểu tượng cho sự may mắn. 

Người ta tin rằng, khi ăn đậu đỏ, những ai đang độc thân sẽ tìm thấy ý chung nhân, còn những cặp đôi đang hẹn hò sẽ duy trì tình yêu mãi mãi. Do đó, chè đậu đỏ trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này tại Việt Nam.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại Trung Quốc

Bên cạnh việc cầu Chức Nữ để có được tình duyên, trong ngày Thất Tịch, người Trung Quốc còn có những phong tục truyền thống đặc biệt như thả cây kim vào chén nước. Người xưa cho rằng, cây kim tượng trưng cho sự thông minh. Vì vậy, vào ngày này, các cô gái thường thả một cây kim vào nước với hy vọng rằng kim sẽ không bị chìm. Nếu kim nổi, người thực hiện sẽ có trí tuệ và sự thông minh trong tương lai.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản

Trong ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản, người dân thường viết những ước nguyện của mình lên những tấm giấy đa dạng màu sắc, gọi là “tanzaku”, sau đó treo chúng lên cành cây đã được trang trí. Các mảnh giấy này có màu xanh lục, hồng, vàng, trắng hoặc đen.

Khi lễ hội kết thúc, các cây tre với những tấm tanzaku đầy ước nguyện này sẽ được gỡ xuống. Sau đó được đưa lên thuyền để thả trôi trên dòng sông hoặc đốt đi.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc

Trong lễ hội Chilseok tại Hàn Quốc, ngoài việc tận hưởng một buổi tắm mưa sảng khoái, người dân còn thưởng thức mì và bánh nướng cùng với các món ăn làm từ lúa mì. Bởi lúc này, lúa mì có hương vị tuyệt vời nhất. Qua thời kỳ lễ hội, những cơn gió lạnh sẽ tới, hương vị tươi ngon của lúa mì sẽ bị mất đi.

Ngày Thất Tịch nên và không nên làm gì?

Hành động cần tránh trong thất tịch là ngày gì
Những điều nên và không nên làm trong ngày Thất Tịch để gặp may mắn

Không chỉ quan tâm về lễ Thất Tịch là ngày gì mà các hoạt động phong thủy trong ngày này cũng cần được lưu ý. Theo đó, Thất Tịch là ngày mang đậm giá trị tâm linh. Theo quan niệm dân gian, để thúc đẩy tình duyên thuận lợi, người ta thường tránh làm những điều sau vào ngày lễ Thất Tịch.

Không làm đám cưới

Dựa trên câu chuyện huyền thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ, ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm là cơ hội duy nhất để họ gặp nhau sau một năm chờ đợi khá dài. Tuy nhiên, Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ được ở bên nhau trong một ngày duy nhất, sau đó phải tiếp tục chờ đợi thêm một năm nữa. Do đó, ngày này thường được coi là không may mắn và không phù hợp cho các sự kiện như đám hỏi hoặc đám cưới.

Tránh xây nhà

Về mặt tâm linh, tháng 7 âm lịch thường được gọi là “tháng cô hồn”. Đây là thời điểm mà các linh hồn ma quỷ có thể tự do lang thang trên trần gian. Do đó, xây dựng hoặc cất nhà trong thời gian này thường không được khuyến khích vì có thể gây ra sự cố hoặc sai sót. Thêm vào đó, từ góc độ thực tế, ngày 7 tháng 7 âm lịch thường có mưa ngâu. Điều này có thể gây trở ngại cho quá trình xây dựng.

Tránh làm điều ác

Không chỉ trong ngày Thất Tịch, hướng thiện là điều mà mọi người nên làm trong cuộc sống hàng ngày. Việc tránh làm điều xấu sẽ mang đến bình an và may mắn trong tình duyên. Đặc biệt, điều này cũng là cách để tạo ấn tượng tích cực với người yêu của bạn.

Một số câu nói hay về ngày lễ Thất Tịch

Dưới đây là một số câu nói hay trong ngày lễ Thất Tịch, mang đậm “hơi thở” tình yêu lứa đôi mà bạn có thể tham khảo:
1. Thương cảm cho mối tình thần thoại Ngưu Lang – Chức Nữ, để luôn chúc phúc cho họ muôn đời bất tử.

2. Dấu hiệu buồn mưa ngâu cứ như thể báo hiệu sự chia xa như cuộc đời “hợp – hợp – tan – tan”, là mối tình trái ngang của Ngưu Lang – Chức Nữ ngàn năm còn đó những buồn đau, nên trời làm mưa để an ủi vỗ về.

3. Tháng 7 về trong cơn mưa ngâu bất chợt. Giọt mưa nhỏ nhẹ lăn lăn như những phận người… Chẳng biết ai đặt tên mưa tháng 7 mà nghe buồn quá: Mưa ngâu.

4. Mọi người vẫn thường quen với quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ, tháng sẽ mang đến nhiều vận xui, tháng quỷ lễ và đặt ra rất nhiều điều cấm kỵ. Nhưng nếu tình ý một chút sẽ nhận ra, đối với người phương Đông, thì tháng 7 còn là tháng của ân tình.

5. Mưa tháng 7 khiến mọi thứ trở nên nhạt nhòa. Nỗi buồn như dòng nước cứ thế lan rộng ra biết khi nào dừng.

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: “Thất Tịch là ngày gì?”. Theo đó, Thất Tịch là ngày lễ quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạn có thể trao tặng những lời yêu thương, món quà nhỏ ý nghĩa dành tặng đối phương mà mình yêu quý trong ngày lễ đặc biệt này.