Gia Đình

Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Xếp hạng bài viết

Có thể thấy chuột rút khi ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Cơ co thắt không tự chủ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu và thậm chí là mất ngủ cho người bệnh. Nếu tình trạng không được cải thiện tốt, chuột rút bắp chân khi ngủ sẽ khiến cho sức khỏe bị giảm sút. Bài viết này cùng mình tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục chi tiết  nhé.

Tìm hiểu tình trạng chuột rút khi ngủ

Tình trạng chuột rút khi ngủ
Chuột rút trong lúc ngủ không phải tình trạng hiếm gặp

Chuột rút trong lúc ngủ hiện là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Đây là tình trạng co thắt cơ không tự chủ, diễn ra một cách đột ngột trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Chuột rút cũng có thể xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là bắp chân. Cơ co thắt đột ngột có thể diễn ra từ vài giây đến vài phút gây nên cảm giác đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh.

Thống kê cũng cho thấy có đến 60% người lớn, 7% trẻ em bị chuột rút khi ngủ ít nhất 1 lần. Đặc biệt trong đó có nhiều trường hợp tình trạng chuột rút về đêm diễn ra liên tục, thậm chí một đêm có thể xuất hiện nhiều lần.

Chuột rút bắp chân khi ngủ khiến bạn tỉnh giấc, khó vào giấc cũng như khó để ngủ sâu giấc gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi ngủ

Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ? Hiểu rõ nguyên nhân, bạn sẽ có cách chữa và phòng tránh chuột rút hiệu quả.

Đau mỏi cơ

Nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ
Đau mỏi cơ, lười vận động, thiếu chất,…là nguyên nhân gây chuột rút

Nguyên nhân chính của tình trạng chuột rút khi ngủ và thường gặp nhất chính là đau mỏi cơ do làm việc quá sức, tập thể thao, đứng hoặc ngồi quá lâu…Đây cũng là lý do những người thường xuyên vận động dễ bị chuột rút hơn và tập trung co thắt cơ vào ban đêm.

Lười vận động

Không chỉ vận động quá mức mà lười vận động cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút khi ngủ. Đặc biệt với những người thường xuyên ngồi lâu, ít đi lại, lười vận động dễ gặp phải tình trạng này.

Đặc biệt không chỉ gây chuột rút khi ngủ mà lười vận động còn gián tiếp ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: tim mạch, hệ miễn dịch, thần kinh,…Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân để có sức khỏe tốt nhé..

Ngồi, nằm sai tư thế

Những người thường xuyên duy trì tình trạng đứng, ngồi hoặc chéo chân quá lâu thường có xu hướng dễ bị chuột rút khi ngủ. Bởi những tư thế này khiến cho máu khó có thể lưu thông đến chân một cách thuận lợi. Vì vậy chuột rút đột ngột xảy ra khi bạn nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ.

Vấn đề về sức khỏe

Có nhiều căn bệnh mãn tính làm gia tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ bởi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ và xương. Trong đó phải kể đến như: suy thận, suy gan, bệnh về tim mạch, bệnh lý về xương khớp, thần kinh,… Đặc biệt chứng nghiện rượu hoặc hội chứng bàn chân bẹt cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị chuột rút về đêm.

Thay đổi hormone do mang bầu

Chuột rút khi ngủ thường gặp ở bà bầu
Phụ nữ có thai dễ bị chuột rút do biến đổi hormone

Chuột rút về đêm cũng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do sự thay đổi của hormone bên trong cơ thể cũng như nhu cầu dinh dưỡng. Nếu canxi và các dưỡng chất không được đảm bảo thì khả năng bị chuột rút sẽ ngày càng gia tăng.

Bị chuột rút khi ngủ phải làm sao?

Co thắt cơ đột ngột gây nên những cơn đau nghiêm trọng khiến người bệnh khó chịu, gián đoạn và mất ngủ. Nếu bạn gặp tình trạng này trong lúc nghỉ ngơi hoặc lúc ngủ, xem ngay một số biện pháp đơn giản sau đây để giảm cảm giác đau cũng như giúp chứng chuột rút không lặp lại.

Massage chân

Massage khi chân bị chuột rút
Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao?

Massage cho chân được xem là cách phòng và khắc phục tình trạng chuột rút khi ngủ hiệu quả. Đặc biệt phần cơ bắp là bộ phận thường xuyên bị chuột rút nhất. Vì vậy bạn có thể tập trung massage cho bộ phận này để giảm đau đớn, căng cứng cơ.

Duỗi thẳng chân

Khi chuột rút đến, người bệnh sẽ bị co thắt cơ khiến cho chân bị co lại. Tuy nhiên nếu muốn khắc phục tình trạng này nhanh chóng, bạn cần phải duỗi thẳng chân, gấp mũi chân về phía gối. Đồng thời khi bàn chân hướng lên trên thì các ngón chân phải hướng về trước mặt mới có thể giúp cơn chuột rút qua đi.

Chườm nhiệt

Cách khắc phục chuột rút khi ngủ
Chườm nhiệt là mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ giúp giảm cơn đau nhanh chóng

Chườm nhiệt cũng là cách khắc phục tình trạng chuột rút khi ngủ hiệu quả. Bạn có thể ngâm chân vào nước ấm hoặc dùng túi chườm nóng để ở vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý nên chườm khoảng 10 – 15 phút để tránh làm ảnh hưởng đến làn da. Bên cạnh chườm nóng, chườm lạnh cũng có tác dụng làm giảm cơn đau tuy nhiên hiệu quả không cao.

Bổ sung canxi, magie

Nếu gặp tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên mỗi khi ngủ, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi và magie. Vì vậy, bạn có thể bổ sung 2 dưỡng chất này bằng cách uống trực tiếp hoặc thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chuột rút khi ngủ. Những cơn đau do chuột rút gây nên ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu tình trạng này không thể khắc phục hoặc xuất hiện liên tục, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể điều trị y tế nhanh chóng, hiệu quả nhé.