Kiến Thức - Chia Sẻ

Khám phá nét đẹp văn hóa tại lễ hội đình làng Giếng Tanh

1.5/5 - (2 bình chọn)

Lễ hội đình làng Giếng Tanh là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của người dân trên vùng đất Giếng Tanh, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội đình làng Giếng tanh không chỉ đem lại sự gắn kết của người dân bản làng, mà còn thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Với những nét đẹp văn hóa độc đáo, lễ hội đình làng Giếng Tanh chính là một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Lịch sử và ý nghĩa của lễ hội đình làng Giếng Tanh

giếng tanh
Giếng Tanh ở trong đình làng

Đình làng Giếng Tanh thuộc làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang. Đình làng Giếng Tanh diễn ra nhiều lễ hội quanh năm, tuy nhiên lễ hội chính thức được diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Tương truyền rằng, đình làng Giếng Tanh được xây vào năm Bính Tuất (1076). Khi ấy, đời sống người dân cơ cực bần hàn, cụ Tiêu Hiệp Phượng đã đến đền Hùng để khẩn cầu nhà vua phù hộ cho nhân dân qua cơn hoạn nạn. Lúc này vua Hùng đã cử hai vị thánh là “Đức vua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương” cùng với “Đức vua cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng đại vương” xuống vùng Yên Sơn để bảo hộ và giúp đỡ cho dân làng vùng Giếng Tanh qua cơn hoạn nạn, làm ăn yên ổn, mùa màng bội thu.

Ngoài ra đình làng còn thờ Quốc Mẫu Thiên Hoa và bà Lương Thị Hai. Có lời kể rằng, đây là người đã cung cấp lương thảo cho nghĩa quân yên tâm đánh giặc ngoại xâm. Đình làng Giếng Tanh còn thờ một số vị thần phù hộ cho ngành nông nghiệp như thần Nông, thần Thổ địa và Long vương,..

Xem thêm:   Khám phá lễ hội Động Tiên tại Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Lễ hội đình làng Giếng Tanh là dịp cho dân làng địa phương tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị thần linh phù hộ cho dân làng có cuộc sống khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Địa điểm tổ chức lễ hội đình làng Giếng Tanh

Bên trong đình làng
Bên trong đình làng Giếng Tanh

Đình làng Giếng Tanh diễn ra nhiều lễ hội trong năm. Tuy nhiên lễ hội chính thức được diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và được diễn ra ngay tại đình làng Giếng Tanh, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội đình làng Giếng Tanh được diễn ra ngay tại trong đình, cùng sự góp mặt của trưởng làng và người dân địa phương.

Vị trí địa lý của đình Giếng Tanh khá thuận tiện cho khách du lịch muốn tham gia lễ hội.

  • Đình cách Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm khoảng 5 km và cách Khu du lịch sinh thái Thác Bà của tỉnh Yên Bái khoảng 13 km.
  • Trong vòng bán kính khoảng 20 km còn có nhiều điểm di tích và đền chùa nổi tiếng như đền Thượng, chùa Hang, núi Dùm, suối Đát,…
  • Đến với đình làng Giếng Tanh, nơi đây chính là nhịp cầu nối tuor du lịch trong và ngoài tỉnh.

Khám phá nét đẹp văn hóa của lễ hội đình làng Giếng Tanh

Với truyền thống lâu đời, lễ hội đình làng Giếng Tanh chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây. Lễ hội Đình làng Giếng Tanh bao gồm hai phần là phân lễ và phần hội. Lễ hội sẽ được diễn ra trong 1 ngày 2 đêm.

Các nghi lễ có trong lễ hội

cúng bái trong lễ hội
Nghi thức cúng bái trong lễ hội đình làng Giếng Tanh

Với phần lễ của lễ hội sẽ được tiến hành từ đêm mùng 9 tháng Giêng cho đến nửa ngày hôm sau, còn lại nửa ngày và đêm mùng 10 sẽ dành cho phần hội. Phần lễ được tổ chức cúng tế trong đình theo nghi thức và phong tục truyền thống của người dân nơi đây.

Xem thêm:  Tìm hiểu ý nghĩa lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên chi tiết nhất

Mở đầu lễ hội đình làng Giếng Tanh sẽ có 7 người tham gia, bao gồm: Chủ tế, xướng tế, người đọc văn tế và 4 chấp Dư. Trong đó, chủ tế sẽ mặc áo đỏ, còn lại tất cả những người khác sẽ mặc áo xanh. Phần tổ chức cúng tế trong đình giếng Tanh sẽ được thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Nội dung cúng tế mang nhiều ý nghĩa tâm linh, với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật phát triển, người dân mạnh khỏe, ấm no, bình an,…

Các hoạt động được tổ chức trong lễ hội đình làng Giếng Tanh

Với phần hội của lễ hội đình làng Giếng Tanh sẽ được bắt đầu ngay khi phần lễ trong đình chưa kết thúc. Các hoạt động trong phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như tung còn, chọi gà, đẩy gậy,đánh đu…

Ngoài các trò chơi dân gian, một hoạt động văn hóa mang đậm nét đặc trưng riêng của người dân Cao Lan mà không thể thiếu trong lễ hội đình làng Giếng Tanh là hát Sình ca. Hát Sình ca trong lễ hội đình làng Gếng Tanh chủ yếu dành cho các nam thanh nữ tú chia thành nhiều cặp và nhiều tập để cùng hát với nhau. Những tập đầu là để các cặp đôi này hát và làm quen nhau. Sau đó là hát để đánh giá sự hiểu biết của nhau, từ đó mới đi đến tỏ tình giao duyên cùng nhau.

Kết luận

Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ cho bạn về lễ hội đình làng Giếng Tanh. Nếu như có dịp đi đến Tuyên Quang, bạn đừng quên ghé thăm đình làng Giếng Tanh để khám phá và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa và truyền thống nơi đây nhé!