Chuyên mục, Văn Hoá

 Khám phá lễ hội Động Tiên tại Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

2.5/5 - (2 bình chọn)

Lễ hội Động Tiên là một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được diễn ra hằng năm vào dịp đầu xuân, với mong muốn cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa. Hãy cùng mình tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của lễ hội Động Tiên qua bài viết dưới đây nhé

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Động Tiên

Động tiên
Động tiên ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Lễ hội Động Tiên được xem là lễ hội lớn nhất của cộng đồng các dân tộc tại huyện Hàm Yên; mang đậm sắc màu dân tộc, tín ngưỡng vùng miền. Lễ hội Động Tiên được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hằng năm tại chân núi “Chân Quỳ Tiên Sơn”. Người dân địa phương gọi núi này là núi Đệ Nhị. Nơi đây hiện nay đã trở thành khu di tích danh thắng quốc gia Động Tiên thuộc xã Yên Phú, tỉnh Tuyên Quang.

Có rất nhiều giai thoại kể về nguồn gốc của lễ hội Động Tiên. Tuy nhiên, có một câu truyện được nhiều người kể lại nhất là câu chuyện về nàng tiên thứ bảy trên thiên đình đã đem lòng yêu chàng trai mồ côi nghèo ở dưới hạ giới.

Tương truyền rằng từ xa xưa, khi trời đất mới được hình thành. Lúc này mặt trăng còn ở rất gần trái đất, đêm nào trăng cũng sáng tỏ như đêm rằm, soi sáng khắp muôn nơi. Các nàng tiên vui chơi, múa hát thâu đêm trên cõi tiên giới. Trong số các nàng tiên có nàng tiên đó, có nàng tiên thứ bảy xinh đẹp, nết na và vô cùng hiếu động. Nàng thường xin vua cha là Ngọc Hoàng được giáng trần xuống hạ giới để du sơn ngoạn thủy. Nàng cho rằng, nhân gian là nơi con người làm lụng vất vả nhưng không tẻ nhạt như ở trên tiên giới.

Để giấu thân phận của mình, nàng xin vua cha chỉ cho trăng sáng tỏ vào đêm rằm tức ngày 15 âm lịch hàng tháng. Còn đầu tháng và cuối tháng trăng khuyết tức là trăng lúc này không tỏ. Vì chiều lòng con gái nên Ngọc Hoàng đã đồng ý.

Xem thêm:  Lễ hội Đôn Ta - Dấu ấn văn hóa độc đáo của người Khmer

Sau nhiều lần du ngoạn dưới trần gian, nàng đã đem lòng yêu thương một anh chàng mồ côi nghèo nhưng rất khôi ngô tuấn tú, chăm chỉ chịu thương chịu khó.

Biết chuyện của con gái, Ngọc Hoàng đã ra sức ngăn cản mối tình của đôi tình nhân trẻ. Ngài đã ra lệnh bắt nàng tiên phải ngồi thiền nguyện suốt 100 ngày đêm. Còn chàng nghèo phải tìm đủ các lễ vật quý hiếm như rồng vàng, báo gấm và cá vàng… để đợi ngày ăn hỏi nàng tiên.

Lúc này, nàng tiên đã chọn vùng đất Vị Khê, nay là huyện Hàm Yên làm nơi thiền nguyện. Chàng trai cũng đã rất cố gắng để tìm đủ vật phẩm để đem về Vị Khê và dâng lên cho vua cha. Tuy nhiên Ngọc Hoàng vẫn cố ý làm ngơ. Vì quá nhớ nhung chàng trai nghèo mà nàng tiên đã lén trốn đi chơi với chàng trai; khiến cho Ngọc Hoàng tức giận và hóa đá hai người.

Vào mùa xuân, lúc vạn vật bắt đầu đơm hoa kết quả, Ngọc Hoàng cảm thấy nhớ nhung con gái, ân hận vì cơn tức giận mà chia lìa đôi tình nhân. Ngọc Hoàng quyết định hạ lệnh cho hạ giới hằng năm vào mùng 9 tháng giêng âm lịch mở hội cầu duyên để tưởng nhớ cho nàng tiên thứ 7. Ngọc Hoàng đã biến cho nơi ngài hóa đá con gái thành Động Tiên có cảnh đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Còn chàng trai nghèo hóa thân thành ngọn núi Chân Quỳ với ý nghĩa chàng trai ngồi đợi nàng tiên.

Sự ra đời của lễ hội Động Tiên bắt đầu từ đây. Hằng năm cứ đến ngày 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức lễ hội tại Động Tiên để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân ấm no hạnh phúc,…

Hoạt động cúng bái trong lễ hội Động Tiên

Hoạt động thờ cúng
Hoạt động thờ cúng trong lễ hội Động Tiên

Chiều ngày 8 tháng Giêng

Ngay từ chiều ngày 8 tháng Giêng, các già làng đã tổ chức mổ trâu để làm lễ tế đình Động Tiên; cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người khỏe mạnh, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm:  Sông Lô Tuyên Quang: Vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và cuộc sống văn hóa tại Đông Bắc Việt Nam

Ngày 9 tháng Giêng

Sáng mùng 9 tháng Giêng, từ lúc 5 giờ rưỡi sáng, các nam thanh nữ tú trong các trang phục dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Cao Lan…đại diện cho 12 dân tộc anh em sinh sống trên đất Hàm Yên bắt đầu dâng hương hoa ngũ quả tại Động Tiên. Sau đó rước các mâm lễ gồm những sản vật của đồng quê Hàm Yên về đình để trình báo Thành Hoàng làng và xin phép các thần linh cho mở hội. Khi xin phép xong mới được rước các mâm lễ ra kệ tại sân chính lễ hội.

Các hoạt động vui chơi trong lễ hội Động Tiên

Lễ hội chọi dê
Lễ hội chọi dê

Sau lễ tế tại đình Động Tiên, người dân bắt đầu tổ chức phần hội với lễ phát lộc và tung còn rất sôi động. Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, thể thao cùng các trò chơi dân gian như thi đấu bóng chuyền, đánh cờ người, đánh quay, kéo co, leo núi, thi vẽ tranh Động Tiên, thi múa khèn Mông, thi trâu khỏe trâu tốt,…

Đặc biệt và độc đáo nhất có lẽ là chọi dê. Những con dê đực thường ngày hiền lành là thế, ậy mà khi gặp đối thủ, nhìn chúng thể hiện sức mạnh và bản năng của mình khi đứng trên hai chân sau vươn cao thân hình lực lưỡng; cùng cặp sừng chắc khỏe bổ xuống đối phương. Nếu con dê kia không sẵn sàng nghênh chiến hoặc né đòn, chắc chắn nó sẽ không chịu nổi những đòn bổ nhào chí mạng này.

Kết luận

Những năm gần đây, lễ hội Động Tiên còn được gắn liền với hội chợ Hàm Yên. Đây còn là dịp để mọi người trên mọi miền tổ quốc đến đây để giao lưu và trao đổi vật phẩm với nhau. Nếu như có một lần được đến Hàm Yên Tuyên Quang, nhất định bạn đừng bỏ lỡ lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc này nhé.