Văn Hoá

Tìm hiểu 13 khu di tích lịch sử Quảng Trị được công nhận di tích quốc gia

4.5/5 - (2 bình chọn)

Thành cổ Quảng Trị là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời. Vì vậy mà nơi đây sở hữu không ít những di tích lịch sử Quảng Trị có niêm đại lên đến hàng trăm năm. Tính đến nay, Quảng Trị sở hữu khoảng 503 khu di tích, trong đó có 438 di tích lịch sử, 17 di tích khảo cổ, 42 di tích kiến trúc nghệ thuật, 6 di tích danh lam thắng cảnh.

Đặc biệt trong số đó có 13 khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Quảng Trị được công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của 13 khu di tích Quảng Trị được công nhận và xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào.

Di tích lịch sử bến đò Tùng Luật Quảng Trị

Di tích lịch sử bến đò Tùng Luật Quảng Trị
Di tích lịch sử bến đò Tùng Luật Quảng Trị

Bến đò Tùng Luật là một trong những khu di tích lịch sử đặc biệt nổi tiếng, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Vào ngày 6/1/1950, ngay chính tại bến đò, Trung đoàn 95 và Đại đội 354 vượt sông, đánh bại quân Pháp tại đồn Cửa Tùng. Qua đó khẳng định sức mạnh, ý chí chiến đấu quật cường và tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta.

Bến đò Tùng Luật được xem là một mắt xích quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các cán bộ, chiến sĩ, và hàng hóa đến các chiến trường phía đông Quảng Trị.

Tuy nhiên, sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Bến đò Tùng Luật lại trở thành nơi đưa đón các cán bộ chiến sĩ vào miền nam Việt Nam, để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi chiến tranh chống Mỹ bùng nổ, bến đò biết đến với mật danh “Bến đò B”.

Dân quân thôn Tùng Luật, cùng với đội ngũ 110 người, đã ngày đêm bảo vệ bến đò, vận chuyển vận chuyển vũ khí, đạn dược cùng hàng nghìn chiến sĩ và dân quân qua sông. Nhờ những đóng góp to lớn trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, vào năm 1996, di tích lịch sử bến đò Tùng Luật đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải Quảng Trị

Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải Quảng Trị
Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải Quảng Trị

Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải nằm tại huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, Quảng Trị. Nơi đây đã từng là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền và những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống Mỹ – Ngụy. Trung tâm của di tích là chiếc cầu Hiền Lương lịch sử, kết nối Cột cờ phía Bắc và Tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam.

Cầu Hiền Lương được xem là biểu tượng của sự chia cắt của 2 miền nam bắc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Cột cờ Hiền Lương và Nhà Liên hợp là những công trình quan trọng, là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử đau thương của dân tộc.

Bên cạnh đó, tượng đài “Khát vọng thống nhất” nằm tại bờ Nam sông Bến Hải là minh chứng cho niềm tin của nhân dân miền Nam vào ngày đất nước thống nhất, 2 miền về chung một mái nhà.

Với những ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng đó mà vào năm 1986, Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Đến ngày 09/12/2013, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Quảng Trị được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Di tích địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh Quảng Trị

Di tích địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh Quảng Trị
Di tích địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh Quảng Trị

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được xem là một biểu tượng kiến trúc quân sự độc đáo, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân đội ta . Với khẩu hiệu “quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực,” địa đạo này đã được quân đội ta sử dụng với nhiều chức năng khác nhau, từ trụ sở đến trường học, bệnh viện, phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Vào cuối năm 1960, huyện Vĩnh Linh có đến 114 địa đạo với hệ thống giao thông hầm vượt quá 2.000km, tạo nên hệ thống “làng hầm” độc đáo trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Di tích địa đạo Vịnh Mốc, nằm tại thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, thuộc xã Vĩnh Thạch, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo sở có chiều dài lên đến 1.060,25m cùng với 13 cửa ra vào. Ngoài ra, đại đạo còn có hệ thống liên thông với những địa đạo khác như địa đạo Hiền Dũng, Trong Môn – Cửa Hàng, thôn Roọc, và các địa đạo Hải Quân,…. Hệ thống địa đạo này đã khắc họa chi tiết những khó khăn, gian khổ, qua đó thể hiện tinh thần bất khuất của của cha ông ta trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Với những ý nghĩa và giá trị văn hóa vẫn còn lưu giữ tại nơi đây mà vào năm 1975, Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Đến ngày 31/12/2014 nơi đây đã được thủ tướng xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) được thành lập tại Khu Căn cứ địa Tây Ninh, được kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Chính phủ này đánh dấu bước thắng lợi quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi giải phóng Quảng Trị, khu di tích trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN đã được chuyển đến thôn Tây Hòa, Cam Lộ, Quảng Trị.

Dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên chính phủ CMLTCHMNVN đã được cấp tốc xây dựng trong 25 ngày, và hoàn thành vào ngày 6/6/1973. Khu trụ sở có diện tích 17.300m2, được chia thành Khu A và Khu B, với nhiều dãy nhà phục vụ công việc và lưu trú.

Sau năm 1975, khu trụ sở được chuyển giao cho cơ quan dân sự. Tuy nhiên vào 1985, chính phủ CMLTCHMNVN đã bị tàn phá hoàn toàn bởi cơn bão số 8. Đầu 2007, thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, khu di tích được tiến hành tu sửa. Trong đó, Nhà làm việc của Chính phủ CMLTCHMNVN được phục dựng một cách nguyên vẹn nhất, nhằm giữ nguyên không gian lịch sử.

Vào ngày 25/1/1991, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Xem thêm:  10 di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng được công nhận di tích quốc gia

Di tích lịch sử thành Tân Sở Quảng Trị

Di tích lịch sử thành Tân Sở Quảng Trị
Di tích lịch sử thành Tân Sở Quảng Trị

Di tích Thành Tân Sở, hay còn được gọi là Sơn phòng Tân Sở, là một tòa thành cổ của nhà Nguyễn tại làng Đốc Kỉnh, thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Vào năm 1885, vua Hàm Nghi đã chạy đến Tân Sở. Và cũng chính tại nơi đây, ngài tuyên bố chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh kháng Pháp. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, quân Pháp bao vây và chiếm đóng Quảng Trị, khiến thành Tân Sở bị phá hủy.

Được xây dựng từ cuối năm 1883 dưới triều vua Kiến Phúc, Thành Tân Sở có diện tích gần 23 ha, với hai vòng thành hình chữ nhật. Việc xây dựng thành đã hy sinh hàng ngàn sinh mạng của binh lính, tù nhân và dân phu. Thành bao gồm nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, chợ, trại lính, kho đạn, hầm súng, và giếng nước.

Ban đầu, thành chỉ được xây dựng với mục đích phòng thủ trước quân thù. Về sau, nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành kinh đô thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, thành Tân Sở đã bị quân Pháp đánh chiếm và sụp đổ hoàn toàn.

Mặc dù hiện nay, di tích thành Tân Sở đã không còn được nguyên vẹn với kiến trúc ban đầu, nhưng thành vẫn là nơi lưu giữ những kí ức lịch sử quan trọng. Vì vậy mà nơi đây đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử Quảng Trị được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995.

Di tích đình làng Câu Nhi Quảng Trị

Di tích đình làng Câu Nhi Quảng Trị
Di tích đình làng Câu Nhi Quảng Trị

Di tích đình Làng Câu Nhi nằm tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị, là một công trình kiến trúc lâu đời được xây dựng vào thời Lê Sơ vào khoảng từ năm 1428 – 1433. Tuy nhiên, đến thời triều đại Tây Sơn, đình được di chuyển đến địa điểm hiện tại và được hoàn thành vào năm 1882. Đình được xây dựng với kiến trúc nhà rường cùng với khung gỗ vững chắc, tạo nên phong phong cách độc đáo.

Tuy nhiên, đình đã bị thực dân Pháp đốt cháy vào năm 1950. Nhờ sự đồng lòng của nhân dân nơi đây mà đình đã được trải qua 3 lần trùng tu. Vì vậy mà đình sở hữu vẻ đẹp kiến trúc như ngày nay. Hiện nay, đình được sử dụng như là nơi để người dân có thể tụ tập và tổ chức những sự kiện quan trọng như lễ Cầu an, lễ tế Bùi Trành, và các hoạt động như hội chợ, đua thuyền,….

Di tích đình làng Câu Nhi đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2001.

Khu tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Thủy

Khu tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Thủy
Khu tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Thủy

Mỹ Thủy là một làng quê nằm ở bên bờ biển thuộc huyện Hải An, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây đã từng phải chứng kiến vụ thảm sát đẫm máu của thực dân Pháp vào năm 1948. Ngay chính tại nơi đây, quân Pháp đã sát hại tổng cộng 526 thường dân vô tội, bao gồm phụ nữ, trẻ em, và người già. Đây được xem là một trong những tội ác khủng khiếp nhất mà quân Pháp đã gây ra tại Việt Nam.

Mặc dù hiện nay, khu vực Mỹ Thủy đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, những đau thương mất mát của vụ thảm sát của thực dân Pháp vẫn mãi được lưu giữ tại nơi đây.  Do đó mà vào năm 2001, khu tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Thủy đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại tỉnh Quảng Trị.

Di tích chùa Sắc Tứ Tịnh Quang

Di tích chùa Sắc Tứ Tịnh Quang
Di tích chùa Sắc Tứ Tịnh Quang

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, hay còn được gọi là Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang Tự. Chùa nằm tại thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có sự ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo xứ Đàng Trong. Ban đầu, chùa được xây dựng vào năm 1739 bởi Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả, với tên gọi là Tịnh Nghiệp Tự. Tuy nhiên sau đó, đến đời Vua Gia Long, chùa được đổi tên thành Tịnh Quang Tự.

Cổng tam quan của Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang là một tác phẩm kiến trúc tinh xảo, nổi bật với hai tầng mái lồi lõm. Tầng trên đỉnh trí tượng Hộ Pháp, mặt mày hướng về hướng chùa như một biểu tượng của sự bảo hộ và linh thiêng. Sau cổng, chiếc cầu bắc qua hồ sen dẫn đến sân trước của chùa và chánh điện.

Chánh điện của chùa có diện tích rộng lớn với chiều sâu 31m, rộng 27m, cao gần 15m. Mái chồng diêm và phần nóc của chùa được thiết kế tinh xảo với những họa tiết tứ linh, tạo nên một bức tranh huyền bí nơi đỉnh chùa. Mặt trước chánh điện sở hữu 5 bức phù điêu sinh động, mô tả cuộc đời đức Phật từ Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp đến nhập niết bàn.

Bước vào Điện Phật là những tuyệt tác kiến trúc, với những bức tượng được đúc bằng động của Tam Thế Phật, đức Phật Thích Ca và hai Tôn giả Ca Diếp, A Nan, hai bên thờ tượng bốn vị Bồ tát và Thập bát A La Hán.

Vì có lịch sử lâu đời, nên chùa đã không ít lần trải qua các đợt tu sửa. Tuy nhiên, cho đến nay, kiến trúc của chùa giường như vẫn được giữ gìn một cách nguyên vẹn, thể hiện cảm giác ấm cúng, uy nghiêm nơi cửa phật. Nhờ những giá trị văn hóa được lưu giữ tại nơi đây mà vào 15/11/1991, di tích Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Di tích lịch sử Quảng Trị nhà tù Lao Bảo

Di tích lịch sử Quảng Trị nhà tù Lao Bảo
Di tích lịch sử Quảng Trị nhà tù Lao Bảo

Nhà tù Lao Bảo, hay còn được biết đến với tên gọi là nhà đày Lao Bảo, là một trong năm nhà tù lớn nhất Đông Dương. Nhà tù nằm tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nơi này đã từng là nơi giam giữ nhiều nhà cách mạng cộng sản, bao gồm những lãnh đạo cao cấp của ta như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Cung, Lê Chương, Lê Thế Tiết,…

Vào năm 1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã biến nơi này thành trung tâm cách mạng, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh. Tuy nhiên ngay sau đó, Nhà tù Lao Bảo đã phải chịu sự tàn phá nặng nề từ cuộc tấn công không kích của quân đội Hoa Kỳ, nhằm phá bỏ hoàn toàn căn cứ của quân đội ta.

Cho đến nay, Nhà tù Lao Bảo đang đối diện với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc trùng tu, tuy nhiên nguồn thu từ vé tham quan du lịch là không đủ để có thể duy trì và phát triển nơi đây được khang trang hơn.

Với những giá trị lịch sử được lưu giữ tại nơi đây mà vào ngày 25/1/1991, di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo Quảng Trị đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử sân bay Tà Cơn Quảng Trị

Di tích lịch sử sân bay Tà Cơn Quảng Trị
Di tích lịch sử sân bay Tà Cơn Quảng Trị

Di tích sân bay Tà Cơn là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng, nằm tại thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách đường Hồ Chí Minh hơn 400m về hướng đông bắc và cách thị trấn Khe Sanh 3km về phía bắc. Nơi đây đã từng cùng nhân dân trải qua nhiều biến cố khốc liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Xem thêm:  Khám phá 13 di tích lịch sử Quảng Ngãi được công nhận di tích cấp quốc gia

Đặc biệt, trong giai đoạn 1966 – 1968, sân bay Tà Cơn đã đóng vai trò quan trọng như một đầu cầu hàng không chiến lược trong hệ thống cụm cứ điểm quân sự của quân đội Mỹ. Đây được coi là mắt xích chủ chốt của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Chiến dịch giải phóng Khe Sanh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chứng minh sức mạnh và ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc của quân đội ta.

Di tích sân bay Tà Cơn đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử Quảng Trị được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của Việt Nam, nằm tại trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Thành cổ được bắt đầu xây dựng vào thời vua Gia Long tại phường Tiền Kiên. Tuy nhiên cho đến năm 1809, thành cổ Quảng Trị đã được di dời về gần xã Thạch Hãn.

Thành được xây dựng đất và gạch nung, mang hình dạng vuông vắn, với chu vi hơn 2.000m, chiều cao hơn 4m, và hệ thống hào xung quanh, cùng với bốn pháo đài tại các góc thành.

Thành cổ Quảng Trị không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và kiến trúc truyền thống, mà còn là một nhân chứng sống cho những giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam. Từ năm 1809 đến 1945, thành cổ đã trở thành khu quân sự chiến lược và trụ sở hành chính của nhà Nguyễn. Sau đó, thành lại trở thành nơi giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập với thực dân Pháp.

Bên cạnh đó, những trận chiến khốc liệt giữa quân đội giải phóng Việt Nam với quân đội Mỹ tại thành cổ Quảng trị trong những năm 1968 và 1972 đã gần như hủy hoại toàn bộ thành cổ. Thành cổ được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng của lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trận chiến 81 ngày đêm vào năm 1972.

Với đóng góp to lớn vào công cuộc giải phòng cùng những giá trị lịch sử vẫn còn được lưu giữ tại nơi đây mà vào năm 1986, thành cổ Quảng Trị đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến ngày 9/12/2013, thành cổ đã được thủ tướng chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Bến sông Thạch Hãn Quảng Trị

Bến sông Thạch Hãn Quảng Trị
Bến sông Thạch Hãn Quảng Trị

Di tích bến sông Thạch Hãn từng là điểm nối liền thị xã Quảng Trị ở bờ Nam với làng xóm ở vùng Triệu Thượng, Triệu Phong ở bờ Bắc. Nơi đây không chỉ là nơi giao thương quan trọng, mà còn là một minh chứng sống cho sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị, đường bộ qua cầu Quảng Trị bị ngăn chặn bởi quân VNCH và quân đội Mỹ. Do đó, tuyến đường duy nhất dẫn vào Thành cổ và thị xã chỉ còn lại là đường sông. Bến sông Thạch Hãn ở bờ Nam, gần Dinh Tỉnh trưởng và Sở chỉ huy, đã trở thành trung tâm quan trọng cho việc tập kết quân, giao hàng hóa, và đón nhận thương binh, tử sĩ.

Các đơn vị như Tiểu đoàn 166 của Binh đoàn 559, Trung đoàn 48 của Sư 320B, và Trung đoàn 95 của Sư 325, cùng với lực lượng địa phương, dân quân, và du kích, đã đồng lòng đảm nhiệm tuyến vận tải chi viện bằng đường sông. Dù đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ pháo binh, không quân, đến bom B52, nhưng các chiến sĩ vẫn không ngừng vượt sông để chi viện cho chiến trường tại thành cổ.

Những chiếc thuyền máy, thuyền cao su, thậm chí cả bè làm từ tre, gỗ, và thân cây chuối, đã trở thành phương tiện di chuyển chính khi vượt sông Thạch Hãn. Trong điều kiện khắc nghiệt, với tâm huyết “tất cả vì Thành cổ”, các chiến sĩ đã vượt qua “hàng rào lửa” để cung ứng vũ khí, hàng hoá, và nhu yếu phẩm cho thành cổ.

Mỗi đêm, sông Thạch Hãn phải chứng kiến những cuộc mưa bom đạn và đạn pháo của quân VNCH và quân đội Mỹ trên sông Thạch Hãn. Tuy nhiên, quân đội ta vẫn đứng vững và đẩy lùi được cuộc càn quét của quân địch sau 81 ngày đêm giằng co tại thành cổ Quảng Trị.

Với những đóng góp to lớn trong chiến thắng 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị mà vào năm 1986, bến sông Thạch Hãn đã được nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến ngày 09/12/2013, nơi đây đã được đích thân thủ tướng chính phủ công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nhằm ghi nhận và tưởng nhớ công lao đến những chiến sĩ đã nằm lại 2 bên bờ sông Thạch Hãn.

Di tích cảng quân sự Đông Hà Quảng Trị

Di tích cảng quân sự Đông Hà Quảng Trị
Di tích cảng quân sự Đông Hà Quảng Trị

Di tích lịch sử cảng quân sự Đông Hà, nằm tại bờ nam sông Hiếu, gần quốc lộ 1A và cầu Đông Hà, thuộc phường II, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Trong thời kỳ “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã cho xây dựng thị xã Đông Hà để làm căn cứ quân sự chiến lược và hậu cần cho các chiến dịch quân sự. Nơi này trở thành điểm tập trung các binh sĩ Mỹ, thủy quân. Do đó mà cảng Đông Hà được phát triển thành một cảng lớn.

Được xây dựng từ năm 1965, cảng quân sự Đông Hà có đủ tiện ích với các đơn vị quân sự Mỹ và cả tàu chiến. Tuy nhiên sau thất bại của trong cuộc chiến năm 1972, cảng quân sự Đông Hà đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Việt Nam và trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa từ đường biển đến đường bộ của quân đội ta.

Tuy nhiên, sau khi giải phóng năm 1975, cảng đã bị giảm quy mô sử dụng và chỉ còn được sử dụng với mục đích thương mại. Do đó mà cảng thiếu đi kinh phí bảo trì và tu dưỡng, dẫn đến sự xuống cấp của cảng.

Mặc dù vậy, cảng quân sự Đông Hà vẫn là một trong những di tích lịch sử quan trọng, góp phần vào chiến thắng sau cùng của quân đội ta. Vì vậy mà vào ngày 12/12/1986, di tích cảng quân sự Đông Hà đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến ngày 09/12/2013, cảng đã được thủ tướng ban tặng danh hiệu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa cũng như những giá trị văn hóa và lịch sử của 13 khu di tích lịch sử Quảng Trị nổi tiếng, được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những lịch sử, văn hóa cũng như con người nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.