Văn Hoá

Khám phá 14 di tích lịch sử Cần Thơ được quốc gia công nhận chi tiết nhất

4.5/5 - (8 bình chọn)

Thành phố Cần Thơ được biết đến là 1 trong 5 thành phố thuộc trung ương của nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng tồn tại hàng trăm năm. Cho đến nay, thành phố Cần Thơ đã có đến 325 địa điểm di tích lịch sử văn hóa và du lịch nổi tiếng, trong đó có đến 22 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng là di tích cấp thành phố Cần Thơ và 14 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hôm nay, mời bạn hãy cùng mình khám phá 14 di tích lịch sử Cần Thơ nổi tiếng được nhà nước công nhận qua bài viết ngay sau đây.

Di tích Khám Lớn Cần Thơ

Di tích Khám Lớn Cần Thơ
Cổng vào di tích Khám Lớn Cần Thơ

Khi đến Cần Thơ bạn không thể bỏ qua di tích lịch sử Khám Lớn vô cùng đặc biệt, được cho là nhà tù lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Di tích lịch sử Cần Thơ Khám Lớn được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 28/6/1996. Khám Lớn được xây dựng vào những năm 1878 – 1886, là nơi lưu giữ những tội ác mà thực dân, đế quốc mang đến cho người dân yêu nước lúc bấy giờ. 

Năm 1867 thực dân Pháp cho xây dựng hạc Cần Thơ, nơi có công trình quân sự và kinh tế. Chúng không quên cho xây dựng nhà tù với quy mô lớn và kiên cố nhất để giam giữ và cai trị những tù nhân yêu nước.

Đến thời kỳ đế quốc Mỹ, Khám Lớn tiếp tục được mở rộng và xây thêm cái phòng giam lớn, nhỏ để biệt giam tù nhân nguy hiểm. Với 21 phòng chia thành 2 dãy để giam tù nhân nam và tù nhân nữ. Chúng xây dựng các hàng rào kẽm gai xung quanh, có đài quan sát và thay phiên canh giữ nghiêm ngặt các tù nhân.

Sau khi thống nhất đất nước, Khám lớn được giữ nguyên, trùng tu lại nhiều hạng mục và lưu giữ đến ngày nay để phục vụ cho người dân du lịch, tham quan và tìm hiểu về di tích lịch sử này.

Tại Khám Lớn qua các thời kỳ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai là nơi diễn ra các trận tra tấn dã man để hỏi cung từ các tù nhân yêu nước. Không chỉ tra tấn với nhiều hình thức man rợ, chúng còn tìm mọi cách để làm suy kiệt tinh thần bằng cách cho ăn gạo bị mốc, khô mục,… và chỉ cấp 1 đến 2 ca nước mỗi ngày cho tất cả các việc sinh hoạt. Tuy vậy, chúng vẫn không lấy được bất kỳ lời khai nào khi không ít tù nhân đã dũng cảm hy sinh.

  • Địa chỉ: Số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 3.762m2
  • Công trình: Dãy tù nhân, phòng biệt giam, chùa trong Khám Lớn, khu nhà bếp phục dựng, bảo tàng di tích và phòng trưng bày hiện vật.

Di tích Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang

Di tích cơ quan An Nam Công Sản Đảng Hậu Giang
Bia tưởng niệm Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng miền Hậu Giang xưa

Di tích Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 25/01/1991. Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng thành lập trong bối cảnh sự kiện quan trọng vào tháng 9/1929 tại Hậu Giang lúc bấy giờ. Nơi đây được đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì bầu Ban chấp hành Đặc uỷ gồm các đồng chí như: Ung Văn Khiêm ( làm Bí Thư), Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Trí,… Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng có giá trị lịch sử vì đã đặt nền tảng đầu tiên và là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng, phát triển Đảng bộ và phong trào cách mạng 1930 – 1931. 

  • Địa chỉ hiện nay: Số 34/7, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 
  • Công trình: bia tưởng niệm Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, tại phường Bình Thủy.

Địa điểm thành lập chi bộ An Nam Cộng Sản Đảng Cờ Đỏ

Di tích An Nam Cộng Sản Đảng
Di tích địa điểm thành lập An Nam Cộng Sản Đảng

Địa điểm thành lập An Nam Cộng Sản Đảng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 31/10/2013. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ đã có công tuyên truyền, vận động cách mạng cho đông đảo nông dân lao động, hướng dẫn đấu tranh đòi quyền lợi và chọn lọc quần chúng tích cực đưa vào tham gia các tổ chức cách mạng.

Để giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, thành phố Cần Thơ đã đầu tư xây dựng di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2019 đến nay ngay trên nền đất cũ đồn điền năm xưa.

  • Địa chỉ: Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 40.000m2
  • Công trình gồm: Tượng đài, nhà bia, bức phù điêu, quảng trường, hồ sen và khuôn viên

Địa điểm chuyển quân, trạm quân y và là nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ

Di tích Vòng Lộ Cung Cần Thơ
Điểm nhấn tại di tích lịch sử Vòng Lộ Cung Cần Thơ

Địa điểm chuyển quân, trạm quân y và là nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia vào ngày 07/02/2013. Địa điểm chuyển quân, trạm quân y và là nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ là nơi rất có ý nghĩa quan trọng trong 2 cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Xem thêm:  Khám phá 17 khu di tích lịch sử Huế nổi tiếng bạn không nên bỏ qua

Địa điểm này đã ghi dấu ấn về sự hi sinh của biết bao đồng bào và đồng chí trong thời kỳ chiến tranh. Đặc biệt nhất là trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, đã góp phần viết lên trang lịch sử hào hùng ngày 30/04/1975 – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước.

  • Địa chỉ: Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
  • Công trình: Khu tưởng niệm, cổng, bia di tích, sân, đường nội bộ cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật,… bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung Cần Thơ xây vào ngày 04/10/2019 

Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Di tích lịch sử khu tưởng niệm nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa

Khu mộ Thủ khoa Bùi Hữu nghĩa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807 và mất năm 1872. Ông Bùi Hữu Nghĩa đỗ thủ khoa giải Nguyên và được bổ nhiệm làm tri huyện. Sau đó, vì có nhiều biến cố xảy ra nên ông lui về làm nghề bốc thuốc. Chính vì được sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo khó, nên ông làm rất nhiều việc tốt như bốc thuốc, dạy học cho người dân nghèo nơi đây. 

Lăng mộ của ông xây theo kiến trúc cổ vào năm 1872 bằng đá ong. Lăng mộ được xây để tưởng nhớ đến ông một người của nhân dân sống cả đời liêm minh, chính trực.

  • Địa chỉ: Đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 10.000 m2
  • Công trình gồm: Ngôi mộ nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa và khuôn viên rộng lớn.

Mộ nhà thơ Phan Văn Trị

Mộ nhà thơ Phan Văn Trị
Di tích lịch sử Cần Thơ – mộ nhà thơ Phan Văn Trị

Khu mộ nhà thơ Phan Văn Trị được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1991.  Nhà thơ Phan Văn Trị sinh năm 1830 và mất năm 1910, suốt đời của ông lấy thơ ca làm vũ khí đấu tranh. Trước đây, khu mộ của nhà thơ chỉ được xây dựng bằng xi măng đơn giản, và nằm giữa bãi cỏ xanh với một chiếc mộ bia. 

Đến năm 1990, bà con với lòng tôn kính đã chung tay trùng tu lại khu mộ bằng đá mài, mộ thờ đi lên bậc tam cấp với văn bia đá mài. Gần nhất là năm 2005, UBND huyện Phong Điền tiếp tục đầu tư kinh phí để trùng tu Di tích với quy mô lớn hơn.

  • Địa chỉ: Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
  • Diện tích: 2.060m2
  • Công trình gồm: Nhà Tưởng niệm, nhà Trưng bày, phần mộ, cuốn sách, các bia đá (ghi lại những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Phan Văn Trị), và khuôn viên.

Nhà thờ Họ Dương – di tích lịch sử Cần Thơ

Nhà thờ Họ Dương
Nhà thờ cổ Bình Thủy Cần Thơ – nhà họ Dương xây dựng năm 1870

Vào năm 2009 di tích lịch sử Cần Thơ nhà thờ Họ Dương chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhà được xây dựng theo kiến trúc kết hợp phương Đông và phương Tây với phòng khách bày trí theo phong cách Châu Âu, nơi thờ phụng theo phong cách thuần Việt và nội thất được bày trí theo lối Nam Bộ xưa. Nhà thờ Họ Dương là nơi còn lưu giữ lại nhiều vật quý giá đến từ Trung Quốc, Pháp và cả Việt Nam. Mặc dù đã trải qua 2 cuộc chiến tranh nhiều biến động, nhưng nhà thờ cổ Bình Thủy hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn.

  • Địa chỉ: Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 6000m2
  • Công trình: Nhà xây 5 gian với 3 gian là nơi thờ tự, 2 gian còn lại để ở và nhà sau là nơi để sinh hoạt chung, toàn bộ được lợp 3 lớp ngói.

Di tích Hiệp Thiên Cung

Hiệp Thiên Cung
Di tích Hiệp Thiên Cung – Di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia

Di tích Hiệp Thiên Cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia về kiến trúc vào ngày 14/4/2017. Mặc dù đã trải qua trên 160 năm, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được nét đẹp uy nghi, cổ kính và những nét kiến trúc độc đáo mang đậm truyền thống của người Hoa.

Trước đây Hiệp Thiên cung là ngôi miếu nhỏ thờ Quan Thánh Đế Quân (còn gọi là Quan Công) và Thiên Hậu Thánh mẫu do người Hoa xây dựng với mong muốn cầu gia đạo, cầu được mùa và cầu mua may bán đắt. Vào năm 1856 miếu được xây mới, mở rộng và được đặt tên là Miếu Quan Công.  Sau đến năm 1904 miếu được trùng tu và đặt tên mới là Hiệp Thiên Cung cho đến ngày nay. 

Hằng năm tại Hiệp Thiên Cung tổ chức nhiều lễ hội lớn như: Lễ hợp mặt của người Hoa, lễ Nguyên Tiêu, Giao Thừa, lễ Vu Lan,… thu hút nhiều du khách ghé thăm đặc biệt là cộng đồng người Hoa đến cúng bái.

  • Địa chỉ: Số 20, đường Hàm Nghi, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố  Cần Thơ.
  • Công trình: Với kiến trúc chữ Quốc, chính điện, bộ cột chính, hệ thống hoàng phi, liễn, bảng vàng,..

Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã
Di tích lịch sử Cần Thơ – Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã là một trong những di tích lịch sử Cần Thơ và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 25/01/1991. Chùa có thiết kế độc đáo và gắn liền với lịch sử hào hùng dân tộc và các phong trào yêu nước của những sĩ phu Việt Nam. 

Chùa Nam Nhã được xây dựng vào năm 1895, tiền thân là Nam Nhã Đường (một tiệm thuốc Bắc). Chùa là nơi thờ phụng tín ngưỡng và là trụ sở chính của phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng năm 1907 – 1940. Vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi nuôi dưỡng và sinh ra nhiều bậc sĩ phu với lòng yêu nước nồng nàn. Đây còn là nơi liên lạc giữa các tổ chức cách mạng miền Nam với nhau trong thời gian khó khăn của cách mạng. 

Chùa Nam Nhã theo tông phái Minh Sư nên thờ Tam giáo: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử. Tam giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện tại Cần Thơ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

  • Địa chỉ: Số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
  • Công trình gồm: Chánh điện thiết kế 5 gian với kiến trúc Á – Âu, bên trong thợ phụng và có thờ cụ Nguyễn Giác Nguyên (người lập ra chùa), sau chánh điện là hành lang, bếp và khuôn viên chùa.
Xem thêm:  Top 9 di tích lịch sử Hà Tĩnh được công nhận di tích cấp quốc gia

Chùa Hội Linh

Chùa Hội Linh
Di tích lịch sử Cần Thơ – Chùa Hội Linh

Chùa Hội Linh còn có tên gọi khác là Hội Linh Cổ Tự, được công nhận là di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia vào ngày 21/6/1993. Chùa được xây dựng vào năm 1904 bằng tre lá, có tên là Hội Long Tự. Đến năm 1914 chùa được trùng tu, xây dựng nhiều hạng mục khác và đổi tên thành Hội Linh Cổ Tự và được gìn giữ đến ngày nay.

Chùa được xây theo vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ của chùa Việt Nam. Ngoài ra chùa còn là nơi bí mật của các lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1941. Để bảo vệ cơ sở cách mạng và các cán bộ, năm 1946 Hòa thượng Thích Pháp Thân đã đốt một phần chánh điện. Chùa Hội Linh tiếp tục nuôi chứa và bảo vệ cán bộ cách mạng đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975.

  • Địa chỉ: Số 314/36, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 6.500m2
  • Công trình gồm: Chánh điện, các điện thờ, hậu đường và khuôn viên chùa

Chùa Long Quang

Chùa Long Quang - Long Quang Cổ Tự
Chùa Long Quang – Di tích lịch sử Cần Thơ

Thêm một di tích lịch sử Cần Thơ nổi tiếng là Chùa Long Quang. Chùa Long Quang có tên gọi chính là Long Quang Cổ Tự, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 21/6/1993 về loại hình kiến trúc nghệ thuật. Chùa do thiền sư Thiện Quyền lập vào năm 1924. Qua nhiều lần sửa chữa và trùng tu lần gần nhất vào năm 2011. Ban đầu chùa tu tập theo phái Lâm Tế, sau này chuyển thành hệ phái Bắc Tông.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chùa Quang Long là nơi nuôi chứa bí mật các chiến sĩ hoạt động cách mạng năm 1945. Chùa đã đóng góp nhiều trong việc tháo dỡ toàn bộ chùa để ngăn tàu Pháp tại Rạch Cam và hiến hết các đồ thờ bằng đồng để đúc đầu đạn, trong đó có một đại hồng chung cổ.

  • Địa chỉ: Số 155, tổ 6, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: khoảng 7.000m2
  • Công trình gồm: Cổng Tam Quan, ngôi chánh điện, khu tháp sau chánh điện và khuôn viên chùa.

Di tích Chùa Ông

Di tích lịch sử Cần Thơ - Chùa Ông
Chùa Ông – Quảng Triệu Hội Quán

Chùa Ông được công nhận là di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia và ngày 21/6/1993. Trước đây Chùa Ông có tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán, tên có nguồn gốc Quảng Đông – Trung Quốc di cư sang Việt Nam vào thế kỷ 17 và 18. Chùa được xây dựng vào năm 1894, kiến trúc chữ Quốc với màu sắc rực rỡ và mang nét đẹp cổ kính kết hợp giếng trời rất độc đáo. Mặc dù đã trải qua trên 120 năm nhưng chùa Ông vẫn giữa được diện mạo cũ. 

Ngoài các giá trị về nghệ thuật kiến trúc, chùa Ông còn là nơi che chở và đùm bọc những cán bộ trong hoạt động cách mạng trước năm 1975. Hằng năm, chùa Ông thường tổ chức các lễ hội như: ngày vía Quan Thánh Đế Quân (24/6 âm lịch), ngày vía Thiên Hậu (23/3 âm lịch) và lễ giỗ Ông Bổn (15/3 âm lịch).

  • Địa chỉ: Số 32, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
  • Diện tích: 532m2
  • Công trình: Tiền điện thờ Mã Tiền tướng quân và Phúc Đức Chính Thần, chính điện  thờ Quan Thánh Đế quân, Thần Tài, Thiên Hậu Thánh Mẫu và Bồ Tát Quan Âm bạn có thể đến cầu bình an cho bản thân và gia đình.

Di tích Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy - di tích lịch sử Cần Thơ
Đình Bình Thủy một trong những di tích lịch sử Cần Thơ nổi tiếng

Di tích lịch sử Cần Thơ Đình Bình Thủy còn có tên gọi là Long Truyền Cổ Miếu. Vào ngày 05/9/1989 đình Bình Thủy được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, một di sản văn hóa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đình Bình Thủy được xây dựng vào năm 1844. Tuy được xây dựng lại khoảng thế kỷ 20 nhưng đình vẫn giữa được nét kiến trúc đặc trưng. 

Hằng năm, đình Bình Thủy tổ chức hai lễ lớn là: lễ Thượng điền (12-14/4 âm lịch) và lễ Hạ điền (14-15/12 âm lịch). Người dân đến tham dự với mong muốn cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và gia đạo an khang.

  • Địa chỉ: Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
  • Diện tích: 4.000m2
  • Công trình: Tiền đường thờ Nghi Hạ, Nghi Trung và tổ chức lễ và chính điện thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, thờ hổ thần và các tượng bia một số anh hùng dân tộc.

Di tích Đình Thạnh Hòa

Đình Thạnh Hòa Cần Thơ
Đình Thạnh Hòa, di tích lịch sử Cần Thơ

Đình Thạnh Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử Cần Thơ cấp quốc gia vào ngày 09/11/2020. Đình có lối kiến trúc thuần Việt nhưng có đôi nét kết hợp văn hóa cộng đồng người Hoa. Thời mới thành lập thôn Thạnh Hòa Trung, đình được xây bằng tre lá. Sau vị trí địa lý không thuận lợi đình chọn vị trí khác để xây dựng cách vị trí cũ 1km và đến ngày nay. Qua nhiều lần thay đổi tên gọi, đến năm 2006 đình thống nhất tên là Thạnh Hòa. Hằng năm đình Thạnh Hòa tổ chức 2 lễ lớn là: lễ Hạ Điền (ngày 19-21/4 âm lịch) và lễ Thượng điền (ngày 19-20 âm lịch).

  • Địa chỉ: Khu vực Long Thạnh A, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố  Cần Thơ. 
  • Diện tích: 1.400m2
  • Công trình: Cổng tam quan, võ ca, võ qui, chính điện, hậu điện, nhà thờ Tiên sư và các ngôi miếu nhỏ.

Kết Luận

Bài viết đã giới thiệu 14 di tích lịch sử Cần Thơ, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa nghệ thuật và kiến trúc khác nhau.