Kiến Thức - Chia Sẻ

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xếp hạng bài viết

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh khá phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người thường xuyên phải lao động nặng với cường độ cao. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thường xuất hiện các cơn đau thắt ở sườn và thắt lưng, chạy dọc từ cột sống xuống chân, gây ra tình trạng đau mỏi, tê bì chân tay,… Thậm chí bệnh có thể gây hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào? Tất cả sẽ được mình giải đáp một cách chi tiết qua bài viết ngay sau đây.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi phần đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị di chuyển hoặc bị vỡ vụn, khiến cho phần đĩa đệm bị đẩy ra khỏi khớp nối giữa các đốt sống. Do sự dịch chuyển này mà đĩa đệm sẽ đè lên các dây thần kinh cột sống, khiến cho người bệnh bị đau lưng, tê bì chân tay, hay thậm chí là tổn thương dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất ở khu vực thắt lưng.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh thường đến từ hai nguyên nhân chính sau đây:

Do chấn thương hoặc vận động quá mức

Thoát vị đĩa đệm do làm việc quá sức
Thoát vị đĩa đệm do làm việc quá sức

Khi một sự kiện đột ngột xảy ra như tai nạn, va chạm mạnh hoặc làm việc nặng quá mức ở cường độ cao sẽ làm cho lớp đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống chịu một áp lực lớn. Khi lớp đĩa đệm bị quá sức và không thể chịu đựng được, lớp đĩa đệm này sẽ bị vỡ vụn hoặc bị dịch chuyển ra khỏi vị trí thông thường. Điều này sẽ gây chèn ép và tác động mạnh lên các dây thần kinh, khiến cho bạn có cảm giác đau thắt cột sống.

Do sự thoái hóa tự nhiên của đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm do tuổi tác
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do tuổi tác

Khi chúng ta dần già đi thì cũng là lúc các bộ phận trên cơ thể cũng bắt đầu thoái hóa, trong đó có các đĩa đệm. Sự thoái hóa này khiến cho đĩa đệm trở nên mềm yếu và mất đi tính linh hoạt tự nhiên, làm cho chúng dễ dàng di chuyển ra khỏi vị trí giữa hai đốt sống và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở nhiều người.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra tùy theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị và nơi các dây thần kinh bị chèn ép. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết:

  • Đau lưng
  • Co thắt cơ lưng
  • Đau thần kinh tọa
  • Yếu cơ ở chân
  • Tê ở chân hoặc bàn chân
  • Giảm phản xạ
  • Thay đổi chức năng bàng quang hoặc ruột

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gây nhầm lẫn với những triệu chứng của các tình trạng đau lưng thông thường khác. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phương pháp điều trị ban đầu cho các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sẽ là liệu pháp bảo tồn (conservative therapy). Đây là phương pháp điều trị bằng cách ứng dụng vật lý trị liệu cùng với dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống hàng ngày, nhằm để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống.

Phương pháp bảo tồn sẽ bao gồm các hoạt động như sau:

  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp cho cơ thể có thể hồi phục các tổn thương và làm giảm các cơn đau lưng và đau cột sống.
  • Vật lý trị liệu: Bao gồm các phương pháp như siêu âm, xoa bóp, hoặc tập thể dục đặc biệt để tăng cường cơ bắp và điều hòa cơ thể.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như đai lưng, các loại nệm và gối chuyên dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm, các dụng cụ tập thể dục,… nhằm làm giảm căng thẳng lên vùng đĩa đệm và định hình phần đĩa đệm về vị trí ban đầu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm các cơn đau lưng được bác sĩ kê đơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất và bổ sung vitamin D, canxi, các chất chống viêm và giàu chất chống oxy hóa,…. đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Trong trường hợp các biện pháp trên không hiệu quả, phương pháp phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị sẽ cần được thực hiện. Sau khi phẫu thuật, bạn cần phải hạn chế hoạt động và làm việc nặng trong một thời gian để cơ thể phục hồi và hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát.

=>> Xem thêm bài viết Bí quyết chọn nệm cho người bị thoát vị đĩa đệm

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Thực hiện lối sống lành mạnh nhằm cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm

Để có thể phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn nên lưu ý và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên tập thể dục hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga để giải tỏa áp lực lên các đốt sống lưng và đĩa đệm.
  • Tránh khuân vác vật nặng quá mức. Khi cần khuân vác, hãy cố gắng giữ cho lưng thẳng. Tránh uốn cong lưng để ngăn đĩa đệm bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường.
  • Hạn chế ngồi quá lâu, bởi điều này có thể tạo áp lực lên đĩa đệm và cột sống, gây căng thẳng và chèn ép lên vùng đĩa đệm.
  • Sử dụng các loại gối và nệm được thiết kế chuyên dụng giúp hỗ trợ duy trì sự tự nhiên của lưng và cột sống. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và các triệu chứng đau lưng khi ngủ.

=>> Giải đáp thắc mắc nệm nào tốt cho cột sống?

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, và có những phương án phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm một cách kịp thời. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.