Khoai tây là một loại rau củ bổ dưỡng và đa năng khi có thể chế biến với nhiều hình thức khác nhau như khoai tây chiên, khoai tây nghiền bột, khoai tây nấu canh, khoai tây nướng,.. Mặc dù hầu hết các loại khoai tây đều tốt cho sức khỏe khi trong củ khoai chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng khi chúng mọc mầm thì lại chứa một số loại độc tố tự nhiên gây hại cho sức khỏe. Vậy khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không? Hãy cùng mình giải đáp thắc mắc qua bài viết ngay sau đây.
Nội dung
Cách nhận biết khoai tây mọc mầm
Trước khi cùng nhau giải đáp cho câu hỏi khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tại sao khoai tây lại mọc mầm? Cách nhận biết khoai tây mọc mầm như thế nào? Từ đó để có được những phương án xử lý củ khoai tây kịp thời.
Khoai tây thường sẽ bắt đầu nảy mầm khi nhiệt độ xung quanh vào khoảng 20℃. Nếu khoai tây được bảo quản trong nhiệt độ này ở mức ổn định trong một thời gian dài, khoai sẽ nghĩ rằng đang trong mùa xuân. Và mùa xuân chính là thời điểm thích hợp để khoai tây có thể nảy mầm.
Củ của khoai tây là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng dư thừa. Khi đến thời điểm thích hợp, chúng sẽ chuyển hóa những chất dinh dưỡng đó thành năng lượng và bắt đầu mọc mầm.
Khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không?
Trong khoai tây có chứa 2 loại glycoalkaloid cùng với solanine và chaconine. Những chất này về cơ bản là không gây hại gì đến sức khỏe nếu như chúng được chế biến khi còn tươi hoặc được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp.
Tuy nhiên, những chất này sẽ biến thành những chất độc tự nhiên khi củ khoai tây bắt đầu nảy mầm. Nồng độ cao nhất của glycoalkaloid thường tập trung ở mắt, da xanh và mầm non của khoai tây. Khi khoai tây bắt đầu nảy mầm hoặc bị đổ xanh, điều này thường là dấu hiệu của việc sản xuất solanine.
Màu xanh trên vỏ khoai tây thực tế là do chất diệp lục và chúng không độc hại. Nhưng đây chính là dấu hiệu của nồng độ glycoalkaloid dư thừa quá mức ở trong củ khoai tây.
Quay trở lại với câu hỏi khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không? Thì bạn cần phải xem tình trạng của củ khoai tây như thế nào. Nếu như củ khoai tây vẫn còn cứng, mầm còn tương đối nhỏ và củ khoai tây cũng chưa xuất hiện quá nhiều nếp nhăn thì củ khoai tây này vẫn có thể ăn được. Bạn chỉ cần cắt bỏ đi phần mầm và những phần bị mềm và bị nhăn nheo thì vẫn có thể chế biến và ăn được như bình thường.
Khoai tây mọc mầm như thế nào thì không ăn được?
Đối với những củ khoai tây quá già, có mầm phát triển quá lớn, da bề mặt nhăn nheo và cảm giác khi chạm vào quá mềm, điều này cho thấy rằng củ khoai đã tiến gần đến giai đoạn mọc thành cây. Lúc này, tốt nhất là bạn nên bỏ chúng và không nên ăn vì chúng có thể không an toàn.
Cách xử lý khoai tây mọc mầm nhỏ
Nếu như bạn sợ rằng những củ khoai tây này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thì tốt nhất bạn hãy vứt những củ khoai tây có mảng xanh hoặc đã mọc mầm. Tuy nhiên, nếu thấy củ khoai tây chỉ mọc mầm và có mảng xanh ở 1 số nơi, bạn có thể loại bỏ những mảng này bằng cách dùng dao gọt bỏ đi những vùng này.
Sau khi gọt bỏ những vùng bị mọc mầm, có mảng xanh hoặc cảm giác mềm khi chạm vào, bạn cần phải rửa thật sạch những củ khoai này dưới nước sạch để có thể loại bỏ hoàn toàn các bụi bẩn và chất độc trong quá trình cắt bỏ.
Cách bảo quản khoai tây để giảm thời gian bị nảy mầm
Để có thể ngăn chặn quá trình mọc mầm của khoai tây, bạn nên áp dụng một số phương pháp sau để có thể bảo quản khoai tây được lâu hơn:
Lưu trữ ở nơi mát, tối và thông thoáng
Bạn nên để khoai tây ở những nơi tối, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì sự tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng có thể kích thích quá trình mọc mầm ở trong khoai tây.
Bảo quản khoai tây trong nơi khô ráo, thoáng mát và đảm bảo không gian để chúng “thở” nhằm ngăn chặn sự hình thành của mầm. Đồng thời, tránh nhiệt độ quá cao, vì điều này có thể khiến khoai tây nhanh chóng hư hỏng và mất chất lượng.
Không để khoai tây vào tủ lạnh
Tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp. Việc bảo quản khoai tây trong tủ lạnh có thể làm thay đổi tình trạng của tinh bột trong khoai tây thành đường khi chưa nấu chín. Điều này sẽ dẫn đến mất đi vị ngon của khoai tây khi ăn.
Rửa khoai tây trước khi nấu
Nước có thể làm tăng độ ẩm và khả năng phát triển của mầm. Do đó bạn chỉ nên rửa khoai tây khi mà bạn chuẩn bị nấu mà thôi để tránh tình trạng làm tăng độ ẩm của khoai tây và kích thích khoai mọc mầm.
Sử dụng màng bọc thực phẩm
Bạn có thể sử dụng những sản phẩm chuyên dụng như màng bọc thực phẩm, túi bảo quản chân không,… để bảo quản khoai tây được lâu hơn.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau giải đáp thắc mắc khoai tây mọc mầm nhỏ có ăn được không? Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cách xử lý khi khoai tây mọc mầm và những cách bảo quản khoai tây được lâu hơn. Hãy luôn theo dõi mình để đọc được nhiều bài viết hữu ích khác nhé.