Kiến Thức - Chia Sẻ

Mô Hình Nuôi Chồn Mốc Đem Lại Thu Nhập Hấp Dẫn

Xếp hạng bài viết

Trong những năm trở lại đây, việc nuôi chồn mốc đã trở thành công việc chính của nhiều hộ gia đình, đem lại thu nhập kinh tế cao. Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh mô hình này, đừng bỏ qua những chia sẻ các kỹ thuật chăn nuôi giống chồn vòi mốc để trong bài viết dưới đây. 

Lý do nhiều gia đình chọn nuôi chồn mốc?

Nuôi chồn mốc
Nuôi chồn mốc thu nhập khủng

Hiện nay, việc kinh doanh chồn mốc (cầy mốc, chồn vòi mốc, cầy vòi mốc) ngày càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn vì những lý do sau:

  • Đem lại giá trị kinh tế cao: Đây chính là yếu tố quan trọng, khiến cho mô hinh chăn nuôi giống chồn vòi mốc ngày càng phổ biến. 
  • Nhu cầu thị trường cao: Ngày nay nhu cầu được thưởng thức các món ngon đặc sản ngày càng tăng cao. Nhiều người không tiếc tay chi cả chục triệu đồng để được thưởng thức món ăn làm từ cầy vòi mốc. Chính điều này đã thúc đẩy việc chăn nuôi giống chồn ngày càng phát triển. 
  • Góp phần bảo tồn loài chồn: Việc chăn nuôi chồn sẽ hạn chế các hoạt động săn bắn chồn trong tự nhiên, là giải pháp bảo tồn loài chồn hiệu quả. 
  • Không cần đầu tư quá nhiều cơ sở vật chất: Có thể làm chuồng bằng gỗ ép, gạch, khung sắt và nuôi số lượng lớn. 

Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi giống chồn mốc

Để có thể bắt đầu mô hình chăn nuôi cầy mốc, bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây:

Cách làm chuồng nuôi chồn mốc chuẩn khoa học

Cách làm chuồng nuôi chồn mốc
Chia sẻ kinh nghiệm làm chuồng nuôi cầy mốc

Để có thể nuôi chồn vòi mốc cần có chuồng nuôi nhốt. Trước khi làm, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Vị trí: Nên đặt hướng chuồng đông nam hoặc nam để tạo sự mát mẻ và ánh nắng tốt nhất. Nên đặt ở những nơi ít người qua lại, tránh tiếng ồn lớn như nhà máy, khu dân cư đông người. Xung quanh nên có nhiều cây cối và yên tĩnh. 
  • Kỹ thuật làm chuồng: Chuồng cần kiên cố, chia thành nhiều ngăn hoặc nhiều tầng tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi. Phần mái lợp ngói hoặc lá để tạo sự thoải mái cho chồn. 
  • Kích thước: Mỗi chuồng cao từ 0,7 – 0,8m, chiều rộng 0,8 – 1m và chiều dài là 1,2m. Có thể sử dụng chất liệu bê tông, gỗ, tre. Mỗi tầng cách nhau bằng một tấm lót sàn có độ nghiêng để dễ dàng vệ sinh phân và nước tiểu. 

Cách chọn giống chồn vòi mốc tốt

Để chọn được con giống tốt, cần đạt đủ 2 tiêu chí:

  • Địa chỉ bán giống chồn mốc uy tín, đảm bảo đầy đủ các giấy tờ chăn nuôi, xuất xứ. Bên bán phải đảm bảo có bảo hành, cam kết và hợp đồng cụ thể:
  • Chồn vòi mốc: Đối với các con cái nên chọn chồn có lông mượt, thân dài, 4 vú đồng đều và không có khuyết tật nào trên người. Chồn đực cần chọn những con khỏe mạnh, mắt sáng, lông mượt. Đặc biệt, đầy đủ bộ phận sinh dục, có 2 hạt cà to và cân đối. 

Kỹ thuật chăn nuôi chồn mốc hiệu quả

Kỹ thuật nuôi chồn mốc
Kỹ thuật chăn nuôi chồn mốc hiệu quả
  • Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng giúp chồn hạn chế mắc các bệnh về da hay bệnh về đường hô hấp. 
  • Đầy đủ dụng cụ máng ăn, máng uống sạch sẽ. Cung cấp thức ăn tươi mỗi ngày, không để thức ăn dư thừa hôm trước sang ngày hôm sau để tránh các bệnh về đường tiêu hóa. 
  • Đảm bảo thức ăn sạch, không bị ôi thiu hay nấm mốc. Thức ăn chủ yếu của cầy vòi mốc là: Chuối chín, bí đỏ, cháo gạo, cháo bột ngô,… Trong giai đoạn sinh sản, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cầy mẹ bằng cách thêm thịt lợn, trứng vịt lộn, cá vào khẩu phần ăn mỗi ngày. 
  • Thời gian phối giống tốt nhất: Từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, ghép 1 cá thể chồn đực với 2 cá thể chồn cái hoặc 2 cá thể chồn đực với 5 – 7 cá thể chồn cái. Sau khi phát hiện chồn mốc cái đã mang thai sẽ tiến hành tách chuồng riêng biệt và quan sát trong vòng 40 ngày. 
  • Khi cầy non mới sinh, tuyệt đối không được tiếp cận hay kiểm tra con cho đến khi mở mắt.
  • Sau khoảng 60 – 70 ngày sẽ tách cầy con ra khỏi mẹ và nuôi đến khi trưởng thành. 
  • Trong quá trình nuôi cầy mốc, khi được 50 ngày tuổi cần tiêm vắc xin mũi 1 để phòng chống năm loại bệnh của chó mèo. Sau 21 ngày sẽ tiêm mũi 2 nhắc lại như vậy mới đảm bảo đàn chồn phát triển khỏe mạnh.

Nên nuôi chồn hương hay chồn mốc hiệu quả hơn?

Về cơ bản, chồn mốc và chồn hương đều là hai giống chồn được chăn nuôi nhiều nhất hiện nay. Để biết được nên nuôi chồn hương hay cầy vòi mốc, trước tiên cần phân biệt về hai giống chồn này. 

Tiêu chí Cầy vòi mốc Cầy hương
Đặc điểm bên ngoài Màu tro xám và có một vạch màu trắng ở đỉnh đầu. Ở phần lưng chồng hương có 4 – 5 đen trải dài từ cổ đến đuôi
Kích thước To hơn chồn thương, có thể nặng từ 10 – 12kg. Nhưng chỉ cần đạt từ 4 – 8 kg, các hộ gia đình đã có thể đem bán.  Kích thước cơ thể chỉ đạt từ 4 – 5kg
Khả năng sinh sản Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa sẽ có từ 2 – 4 con.  Mỗi năm đẻ 2 lứa, nhưng số lượng con có thể từ 2 – 5 con. 
Giá thành con giống Cao Thấp hơn

Về giá thương phẩm của hai loại chồn này gần như ngang bằng nhau. Nhưng theo như chia sẻ của nhiều khách hàng, thịt của chồn mốc ngon và nhiều protein nên được nhiều khách hàng và nhà hàng săn đón. Vậy nên, bạn có thể cùng lúc nuôi cả hai giống chồn này để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. 

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi chồn mốc dành cho những ai đang có kế hoạch nuôi con vật này để kinh doanh. Chúc các bạn thành công trong việc chăn nuôi và kiếm được thu nhập như mong muốn.