Ho về đêm là một tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là sau thời kỳ thai nghén, các cơ ho thậm chí còn dữ dội và kéo dài hơn bình thường. Điều này được cho là bởi cơ thể người mẹ đang trải qua nhiều thay đổi về thể chất, cảm xúc, nội tiết tố và những thay đổi đối với hệ thống miễn dịch. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bà bầu bị ho về đêm? Cách điều trị tình trạng ho nhiều về đêm ở bà bầu là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung
Nguyên nhân bà bầu bị ho nhiều về đêm?
Như đã nói ở trên, các mẹ bầu bị ho nhiều về đêm chủ yếu là do cơ thể người mẹ đang có những sự thay đổi về thể chất, tinh thần, các nội tiết tố và hệ thống miễn dịch.
Theo hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho rằng những thay đổi của hệ thống miễn dịch có thể làm tăng khả năng nhạy cảm của phụ nữ mang thai với các bệnh nhiễm trùng và dị ứng khác nhau, đồng thời dẫn đến tình trạng bị ho, đặc biệt là ho nhiều về đêm.
Bên cạnh đó, mẹ bầu bị ho về đêm còn thường do một số nguyên nhân sau đây:
- Mẹ bầu đang bị viêm phế quản.
- Hen suyễn hoặc hen phế quản
- Bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng, ợ chua
- Viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi nội tiết tố
- Bị cúm hoặc cảm lạnh
Bà bầu bị ho về đêm có ảnh hưởng đến em bé không?
Mặc dù ho thông thường khi mang thai có thể gây mệt mỏi nhưng thường không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho rằng khi người mẹ bị cảm lạnh hoặc cúm, kèm theo một số triệu chứng như nóng sốt, ho,.. trước hoặc trong những tuần đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các khuyết tật bẩm sinh bao gồm:
- Sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch
- Bệnh não
- Giảm chi
- Tật nứt đốt sống
- Thoát vị não
- Teo đại tràng /hẹp đại tràng
- Suy thận/ giảm sản thận hai bên
- Bệnh nứt bụng
- ….
Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Vì có nhiều yếu tố gây ho khi mang thai nên việc điều trị phụ thuộc vào loại ho và nguyên nhân cơ bản. Sau đây là một số phương pháp trị ho về đêm cho bà bầu mà bạn nên biết:
- Ho do nghẹt mũi có thể được giảm bớt bằng cách nhỏ nước muối vào mũi, kê cao đầu khi ngủ hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để mũi luôn được thông thoáng.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, uống nước và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể bà bầu mau chóng hồi phục và giảm thiểu tình trạng ho.
- Một số loại thuốc không kê đơn và thuốc ho cũng có thể giúp điều trị ho cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc mẹ bầu sử dụng thuốc cần phải có được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
- Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng các viên ngậm the trị đau họng nhằm làm dịu các cơn đau họng hoặc ho về đêm.
Các biện pháp điều trị ho tự nhiên đơn giản tại nhà cho các mẹ bầu
Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc không theo các chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ cũng như em bé. Do đó mà các phương pháp điều trị ho cho bà bầu bằng những phương pháp tự nhiên thường được nhiều người quan tâm.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ho tự nhiên đơn giản nhưng hiệu quả mà các mẹ bầu nên tham khảo.
- Uống nước ấm và thường xuyên hít hơi nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Sử dụng mật ong để pha nước uống
- Uống trà xanh, trà chanh hoặc trà thảo dược
Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, hoa cúc, húng tây, hoa hồi, cây hồ đào, bạc hà, bạch đàn, thì là, tỏi, gừng,… là những loại thảo dược rất hữu ích trong việc điều trị ho khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa trước khi dùng các loại thảo dược này nhé.
Ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị ho
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng tránh bị ốm hoặc bị cảm lạnh hoặc ho và duy trì một lối sống lành mạnh là điều quan trọng hàng đầu khi mang thai. Dưới đây là một số thói quen giúp làm tăng sức đề kháng của người mẹ và ngăn chặn tình trạng mẹ bầu ho nhiều về đêm:
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là rất quan trọng với các mẹ bầu. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để phục hồi.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc các món súp lành mạnh sẽ giúp phục hồi lượng chất lỏng cần thiết trong cơ thể của người mẹ.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý: Các mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ nhiều dầu mỡ,…
Tập thể dục thường xuyên: Các mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên, bao gồm các bài tập aerobic và việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho cả mẹ và bé được khỏe mạnh.
Rửa tay thường xuyên: Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Tránh chạm tay lên mặt: Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch để giảm tiếp xúc với vi khuẩn.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc với thân thể với người bệnh và dùng chung dao kéo hoặc khăn tắm với họ.
Tránh khói thuốc lá: Tránh hút thuốc và khói thuốc lá nhằm hạn chế tình trạng kích ứng đường hô hấp.
Bổ sung vitamin: Uống vitamin và men vi sinh trước khi sinh đúng giờ.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, mình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho về đêm. Qua đó giúp bạn chuẩn bị một số phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng ho nhiều về đêm của các mẹ bầu. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.