Kiến Thức - Chia Sẻ

Rắn cạp nia có độc không? Đặc điểm nhận dạng rắn cạp nia

5/5 - (1 bình chọn)

Rắn cạp nia là một trong những loài rắn thường xuất hiện phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Malaysia,… Nhiều người thắc mắc rằng rắn cạp nia cắn có cứu được không ? Rắn cạp nia độc cỡ nào? Đặc điểm nhận dạng của rắn cạp nia như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về rắn cạp nia; từ đó trả lời cho câu hỏi rắn cạp nia có độc không qua bài viết ngay sau đây.

Rắn cạp nia có độc không?

Rắn cạp nia độc cỡ nào?
Rắn cạp nia độc cỡ nào?

Rắn cạp nia có tên khoa học là Bungarus candidus. Rắn cạp nia là một trong số 60 loài rắn có độc mạnh nhất và nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Rắn cạp nia được biết đến với nọc độc cực mạnh, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 75% nếu không được cấp cứu kịp thời sau khi bị cắn.

Vậy nếu bị rắn cạp nia cắn bao lâu thì tử vong? Theo báo cáo về 1 trường hợp bị rắn cạp nia cắn tại nhà thì nọc độc của rắn  nia cần khoảng 4 tiếng là có thể đi hết toàn bộ cơ thể, gây ra tình trạng cứng hàm, ói mửa, mù lòa tạm thời, sùi bọt mép, thậm chí là ngưng thở. Nếu không được điều trị kịp thời, người bị rắn cạp nia cắn có thể tử vong từ 5 đến 6 giờ sau khi bị rắn cắn.

Đặc điểm nhận dạng rắn cạp nia

đặc điểm của rắn cạp nia
Các đặc điểm nhận dạng của rắn cạp nia

Bên cạnh câu hỏi rắn cạp nia có độc không? Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng đặc điểm nhận dạng rắn cạp nia là gì? Rắn cạp nia thường có một số đặc điểm nhận dạng đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt rắn cạp nia cùng với những loại rắn khác.

Đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm đặc trưng nhất của rắn cạp nia đó là màu sắc và hoa văn trên cơ thể của rắn. Rắn cạp nia thường có các khoang đen và trắng xen kẽ hoặc lẫn lộn; tạo nên hình ảnh vạch ngang đặc trưng trải dài khắp cơ thể. Khoang trắng thường dài khoảng 10cm, xen kẽ với khoang tối màu dài khoảng 20–30cm.

Xem thêm:  Bật mí những điều có thể bạn chưa biết về rắn độc nhất Thế giới

Rắn cạp nia thường có chiều dài trung bình từ khoảng 1 mét đến 2,5 mét; với hình dạng cơ thể hẹp và phẳng từ đoạn hông đến đuôi, cuối đuôi nhọn và hẹp.

Về hình dạng, rắn cạp nia có phần đầu hình tam giác và phần đuôi nhỏ dần, dần dần hẹp lại thành điểm nhọn ở phía cuối. Một số loài có phần đầu và đuôi có thể có màu đỏ chót.

Rắn cạp nia sống ở đâu?

rắn cạp nia sống ở đâu
Rắn cạp nia thường sống ở khu vực nào?

Rắn cạp nia thường sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm các quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia và một số vùng khác trong khu vực này. Tại Việt Nam, loài rắn này thường xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền trung và miền nam như các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận,….

Rắn cạp nia thích sống trong môi trường ẩm ướt như rừng nhiệt đới, rừng mưa, khu vực bãi cỏ, đồng cỏ. Thậm chí loài rắn này có thể xuất hiện ở những nơi gần nước như bãi bùn, bờ sông hoặc hồ nước.

Rắn cạp nia thường ẩn náu dưới rơm, lá cây hoặc trong các hang động, hốc đá, hoặc môi trường có nhiều vật liệu làm ẩn náu để săn mồi và tránh sự chú ý của con người hoặc động vật khác.

Rắn cạp nia ăn gì?

Rắn cạp nia thường ăn các loài động vật nhỏ như chuột, chuột lang, ếch, và các loài động vật nhỏ khác. Thậm chí, đôi khi chúng ăn cả đồng loại của mình bao gồm các loài rắn và trứng rắn khác.

Rắn cạp nia thường đi kiếm ăn vào ban đêm. Chúng sử dụng độc tố của mình để tấn công và tiêu diệt mồi. Sau đó rắn cạp nia sẽ nuốt chửng con mồi một cách nguyên vẹn hoặc nhai nhỏ trước khi nuốt. Điều này giúp chúng dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ mồi, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống của chúng.

Xem thêm:  Rắn hổ hành có độc không? Đặc điểm nhận dạng và công dụng

Cách sơ cứu khi bị rắn cạp nia cắn

sơ cứu khi bị rắn cắn
Cách sơ cứu khi bị rắn cạp nia cắn

Trong trường hợp bạn bị rắn cạp nia cắn, bạn sẽ cảm thấy bị nhói đau ở vùng bị cắn. Tuy nhiên, các triệu chứng nguy hiểm sau khi nọc độc phát tác ra cơ thể sẽ đến 1 cách nhanh chonhs như buồn ngủ, mí mắt sụp xuống, chuột rút, khó thở, tim đập nhanh,….

Khi bị rắn cạp nia cắn, bạn cần phải biết một số phương pháp sơ cứu tạm thời để kéo dài thời gian nọc độc phát tác ra toàn cơ thể, gây đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là một số phương pháp sơ cứu căn bản mà bạn cần phải biết khi bị rắn cắn:

  • Tạm ngưng sự phát tác của độc tố: Bạn cần sử dụng 1 miếng vải hoặc sợi dây thừng hoặc bất cứ thứ gì cột được để cột chặt vào nơi bị cắn, cách nơi bị cắn khoảng ½ – 1 gang tay. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cột quá chặt để tránh làm giảm lưu thông máu.
  • Rạch nhỏ vùng bị cắn để máu độc thoát ra: Sử dụng vật nhọn để tạo một vết rạch nhỏ quanh khu vực bị cắn để giúp đào thải nọc độc. Tuy nhiên, ở bước này bạn cần thực hiện 1 cách cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Giữ khu vực bị cắn ở vị trí thấp hơn đầu và tim: Điều này sẽ giúp hạn chế sự lan truyền nhanh chóng của độc tố trong cơ thể và đi đến các bộ phận quan trọng như tim và não.
  • Đến bệnh viện sớm nhất có thể: Cuối cùng, bạn cần phải đến ngay trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để có thể được điều trị và loại bỏ hoàn toàn độc tố một cách kịp thời.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về loài rắn cạp nia. Qua đó trả lời cho câu hỏi rắn cạp nia có độc không? Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.