Tuyên Quang được xem là mảnh đất đặc biệt của phía Bắc nước ta. Đây là nơi hội tự văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau tạo nên bức tranh văn hóa độc đáo, phong phú và đa sắc màu. Từ ngôn ngữ đến trang phục, từ thực phẩm đến nghi lễ, mỗi dân tộc tại Tuyên Quang mang theo một phần của bản sắc riêng, tạo ra một không gian văn hóa phong phú và đa chiều. Bài viết này cùng mình tìm hiểu các dân tộc ở Tuyên Quang nhé.
Nội dung
Giới thiệu về Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Việt Nam với diện tích tự nhiên khoảng 5800m2. Tỉnh Tuyên Quang có ranh giới giáp với các tỉnh khác gồm: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Tổng dân số của tỉnh vượt hơn 80 vạn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 56% tổng dân số tỉnh. Mỗi dân tộc thiểu số đều có bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo, được kế thừa và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều này thể hiện qua trang phục truyền thống, ngôn ngữ, các nghi lễ như tang ma, cưới xin, lễ vào nhà mới, cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng,…
Đặc biệt một trong những điểm nổi bật nhất của văn hóa tỉnh chính là những loại hình nghệ thuật độc đáo như dân ca, các điệu múa truyền thống,…đến từ các dân tộc ở Tuyên Quang này đang cùng chung sống và gắn bó.
Tuyên Quang có những dân tộc nào?
Có thể bạn chưa biết, hiện Tuyên Quang là địa bàn cùng chung sống và gắn bó của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau. Theo thống kê, toàn tỉnh có 22 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số.
Các dân tộc ở Tuyên Quang hiện phải kể tên gồm: Dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan, dân tộc H’Mông, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Hà Nhì, dân tộc giáy, dân tộc Lào, dân tộc Lự, dân tộc Sán Cháy, dân tộc Nùng, dân tộc La Hủ, dân tộc Thái, dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông Cờ Lao, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Kháng, dân tộc Dao Quần Chẹt, dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Cống, dân tộc Chứt,…
Sự kết hợp và giao thoa của 22 dân tộc tại Tuyên Quang mang đến sự phong phú và đa dạng về ngôn ngữ lẫn văn hóa. Trong đó mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống riêng biệt, thể hiện nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của dân tộc đó. Bên cạnh tiếng Việt, các dân tộc ở Tuyên Quang cũng sử dụng ngôn ngữ riêng.
Các dân tộc ở Tuyên Quang phổ biến nhất
Tuyên Quang là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc thiểu số trên cả nước, tạo nên nét đẹp trong bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo. Dưới đây là thông tin, những khía cạnh thú vị trong văn hóa của một số dân tộc phổ biến nhất tại xứ Tuyên.
Dân tộc Tày Tuyên Quang
Nếu nói đến chủ nhân của miền sơn cước góp phần tạo nên những bản làng độc đáo thì phải kể đến dân tộc Tày Tuyên Quang. Đây là dân tộc có dân số đông thứ 2 tại đây sau dân tộc Kinh, cũng là dân tộc có truyền thống cư trú lâu đời nhất ở tỉnh.
Tại Tuyên Quang, người Tày chủ yếu sinh sống tại Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình. Kho tàng văn hóa của dân tộc Tày được gìn giữ cho đến ngày nay, mang đến những giá trị vô cùng sâu sắc và độc đáo. Đến đây bạn có thể thưởng thức và khám phá cảnh đẹp, những điệu hát then mê say, những lễ hội truyền thống, những di sản văn hóa mang ý nghĩa to lớn và đầy tính nhân văn.
Bên cạnh đó, người Tày cũng nổi tiếng với những bộ trang phục dân tộc Tày Tuyên Quang được may thủ công đẹp mắt, tinh tế và đầy màu sắc.
Dân tộc Nùng Tuyên Quang
Theo thống kê, Nùng là dân tộc thiểu số đông thứ 4 toàn tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có đầy đủ các nhóm địa phương như: Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Dín, Nùng Lòi, Nùng Quy Rịn,…Về ngôn ngữ, người dân tộc Nùng Tuyên Quang sử dụng ngôn ngữ Tày – Thái hệ Thái – Kadai.
Bên cạnh nét đẹp về văn hóa, dân tộc Tùng tại đây còn thu hút bởi những bộ trang phục truyền thống, những lễ hội, di sản văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục được đồng bào dân tộc Tùng may thủ công, sử dụng đồ trang sức bạc đeo cổ và có khăn quấn trên đầu. Không chỉ sử dụng trong lễ hội, trang phục truyền thống của người Nùng còn được mặc thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Có thể thấy người Nùng và các dân tộc ở Tuyên Quang đã cùng chung sống, giữ gìn và góp phần tạo nên kho tàng văn hóa giá trị to lớn cho nước ta.
Dân tộc Dao Tuyên Quang
Một trong các dân tộc ở Tuyên Quang chiếm số đông nhất chính là đồng bào người Dao với nhiều bản sắc văn hóa thu hút. Tại Tuyên Quang, dân tộc Dao có đủ 9 nhóm gồm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Quần Trắng, Quần Chẹt, Cooc Mùn, Cooc Ngáng, Ô Gang, Thanh Y, Áo Dài.
Tương tự với các dân tộc anh em khác, người Dao tại Tuyên Quang có nét văn hóa, ngôn ngữ và cách sinh hoạt rất riêng. Tất cả tạo nên sự phong phú và đa dạng về bản sắc dân tộc của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
Đặc biệt đồng bào người Dao Tuyên Quang có rất nhiều lễ hội truyền thống được xem là di sản văn hóa được gìn giữ, phát huy cho đến ngày nay. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến chính là: Lễ cấp sắc và hát Páo dung.
Kết luận
Các dân tộc ở Tuyên Quang đều là những dân tộc anh em cùng chung sống, cùng gắn bó tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc, phong phú và giàu giá trị nhân văn. Sự kết hợp này mang đến kho tàng văn hóa phong phú cho toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Từ trang phục, ngôn ngữ, những làn điệu dân ca, nghi thức truyền thống hay phong tục đều làm nét đẹp có 102 của Việt Nam.