Văn Hoá

Khám phá vẻ đẹp của phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới

3.9/5 - (47 bình chọn)

Phố cổ Hội An là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, nơi đây vẫn đang lưu giữ được gần như nguyên vẹn những nét đẹp và giá trị văn hóa với hàng ngàn kiến trúc độc đáo từ thời phong kiến như đường xá, nhà cửa, cầu đường,… đến những món ăn truyền thống cùng nét đẹp văn hóa giản dị, mộc mạc. Hãy cùng mình khám phá phố cổ Hội An – Di sản văn hóa của thế giới qua bài viết ngay sau đây.

Giới thiệu về phố cổ Hội An

Phố cổ hội an trên cao
Phố cổ Hội An nhìn từ trên cao

Phố cổ Hội An ở đâu?

Phố cổ Hội An thuộc phường Minh An với các trục đường chính như các đường Phan Chu Trinh, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Phú, Đường Lê Lợi, đường Nguyễn Huệ,… trực thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu của ngã 3 sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Đông Nam và thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc.

>> Đọc thêm bài viêt: 8 di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận cập nhất mới nhất

Lịch sử hình thành phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một thành phố lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Tuy nhiên có thể tóm tắt lịch sử hình thành phố cổ Hội An qua những giai đoạn như sau:

Vào thế kỷ 16:

  •   Hội An được thành lập vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, khi Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê.
  •   Trước đó, vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, và vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.
  •   Năm 1533, Nguyễn Kim tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc và sau đó Trịnh Kiểm nắm quyền hành, đẩy lùi dòng họ Nguyễn Kim.
  •   Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng và con trai Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành lũy và phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương quốc tế, biến Hội An thành một trung tâm thương cảng quốc tế quan trọng.

Thế kỷ 17:

  •   Trong thời kỳ chiến đấu với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ và lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm.
  •   Khu vực do chúa Nguyễn cai quản có các khu phố nước ngoài với luật lệ để bảo vệ hoạt động thương mại của người ngoại quốc.
  •   Cảng Hội An trở thành điểm trung chuyển cho thuyền buôn từ nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Nhật Bản.

Thế kỷ 18:

  •   Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, dẫn đến cuộc chiến tranh và chiếm đóng của quân Trịnh, khiến Hội An rơi vào tình trạng chiến tranh loạn lạc.
  •   Nhiều dân cư và thương gia, đặc biệt là người Hoa đã di cư ra miền Nam, gây ra sự suy thoái của Hội An.
  •   Sau này, Hội An dần hồi sinh, nhưng mất đi vị trí là cảng quốc tế quan trọng và dần trở nên suy yếu.

Thế kỷ 19:

  •   Sông Cửa Đại và sông Cổ Cò thu hẹp, khiến cảng Hội An không còn thích hợp cho các tàu lớn.
  •   Chính sách đóng cửa của triều đình nhà Nguyễn hạn chế quan hệ với nước ngoài.
  •   Hội An tiếp tục thực hiện hoạt động thương mại, nhưng không còn là cảng quốc tế quan trọng.

Thế kỷ 20:

  •   Hội An tránh được quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và du lịch bắt đầu trở thành một nguồn thu hút chính.
  •   Năm 1999, Hội An được UNESCO xác nhận là Di sản Thế giới, giúp phố cổ Hội An phục hồi và phát triển.
  •   Hiện nay, phố cổ Hội An là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc cổ điển và là một biểu tượng của lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

Vào ngày 4/12/1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Xem thêm:  Vẻ đẹp Tràng An Ninh Bình – Bồng lai tiên cảnh chốn nhân gian

Hình ảnh của phố cổ Hội An

Toàn cảnh Hội An
Toàn cảnh phố cổ Hội An

Kiến trúc truyền thống độc đáo của phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An được biết đến với vẻ đẹp của những mẫu kiến trúc truyền thống độc đáo, tạo nên một phong cảnh hài hòa, thơ mộng giữa những ngôi nhà, những bức tường và những con đường đầy ắp những dòng người.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, từ thời phong kiến cho đến thời thực dân Pháp đô hộ nước ta rồi đến khi nhân dân kháng chiến chống Mỹ, phố cổ Hội An vẫn luôn giữ cho mình nét đẹp ấy, mặc cho rêu phong đã đóng trên mái ngói các ngôi nhà, những bức tường, hàng cây,…. Phong cảnh ấy đã tạo cho Hội An một nét đẹp không thể nào quên với những du khách khi đến với nơi đây.

Những căn nhà tại phố cổ mang một phong cách độc đáo, phổ biến là những ngôi nhà dạng hình ống có chiều ngang hẹp. Những ngôi nhà tại nơi đây được xây dựng bởi loại đất nung có sức chịu lực cực tốt và độ bền cao, có thể chịu được thời tiết và khí hậu khắc nghiệt.

Ở 2 bên tường được ngăn cách với nhau bằng khung gỗ, chia cấu trúc nhà thành 3 gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà tại phố cổ Hội An đều hòa mình vào phong cảnh của thiên nhiên thơ mộng. Không những thế, mỗi ngôi nhà đều được lát đá ở đường đi cùng với cây cảnh được trồng ở 2 bên tạo nên một vẻ đẹp không thể cưỡng lại.

Với kiến trúc độc đáo, giản dị và mộc mạc đã đem đến cho Hội An một không gian sống thư thái, thoáng đãng, lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng mặt trời. Dường như con người, nhà cửa, phong cảnh và thiên nhiên nơi đây như đã hòa làm một, mang đến một cảm xúc bồi hồi khó quên.

Những cung đường ở Hội An được trang trí ngang dọc như hình dáng của bàn cờ. Nhìn trên cao, ta dường như thấy các con phố như đã ôm lấy những tòa nhà vào trong lòng mình. Với những kiến trúc độc đáo ấy đã mang đến cho phố cổ Hội An một nét đẹp không thể nào quên.  

Phố cổ Hội An có gì?

Chùa Cầu

Chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An

Chùa cầu hay cầu Nhật Bản được xem như một biểu tượng nổi tiếng tại phố cổ Hội An. Nơi đây nằm ngay giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Nếu như bạn để ý thì công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền 20.000đ nữa đó.

Khi đến với Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì không được xem là du lịch phố cổ Hội An được. Chùa cầu được những người thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào thế kỉ 17. Do đó mà cây cầu này có một cái tên khác là cầu Nhật Bản và mang phong cách của người Nhật.

Xem hát Chòi

Hát Chòi
Hát Chòi tại Hội An

Hát Chòi là một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang nét đặc trưng của người dân miền trung nói chung và người dân tại Hội An nói riêng. Khi đến với Hội An, bạn đừng bỏ qua cơ hội được xem hát chòi nhé. Tuy nhiên, hát chòi chỉ được người dân tổ chức vào các dịp lễ hoặc các dịp cuối tuần mà thôi.

Khám phá di tích chùa Bà Mụ

Chùa Bà Mụ
Chùa Bà Mụ – Chùa Tam Quan

Chùa Bà Mụ còn có tên gọi khác là chùa Tam Quan, tọa lạc tại địa chỉ 675 đường Hai Bà Trưng, Hội An. Di tích chùa Bà Mụ được xây dựng vào năm 1626, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử mà chùa đến nay chỉ còn lại phần cổng. Do đó, người dân đặt cho nơi này cái tên là chùa Tam Quan.

Đến năm 2018, chùa đã được trùng tu và phục dựng lại như ngày nay và nhanh chóng đã trở thành một trong những địa điểm sống ảo nổi tiếng tại phố cổ Hội An.

Du lịch chợ đêm Hội An

Chợ đêm
Chợ đêm tại Hội An

Đến với chợ đêm tại Hội An, bạn sẽ chìm đắm trong ánh sáng lung linh đầy màu sắc của những chiếc đèn lồng, tạo nên một khung cảnh huyền ảo, đầy thơ mộng. Do đó mà khi nhắc đến chợ đêm Hội An, mọi người sẽ nghĩ ngay đến thủ phủ của những chiếc đèn lồng.

Bên cạnh những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu, chợ đêm nơi đây còn chứa đựng đầy đủ những yếu tố văn hóa đặc trưng của Hội An như sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực đường phố,… Khi du lịch chợ đêm Hội An, du khách ví nơi này như là cảng Faifo sầm uất của hàng trăm năm trước.

Xem thêm:  Khám phá Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử Việt Nam

Hiện Hội An có 2 chợ đêm nổi tiếng được nhiều người tìm đến nhất đó là chợ đêm Nguyễn Hoàng và chợ đêm Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Chợ đêm Nguyễn Hoàng nằm ngay ở trên đường Nguyễn Hoàng, phường An Hội. Tại đây, du khách sẽ có thể đi qua cầu đèn lồng để đến chợ. Chợ Nguyễn Hoàng nổi tiếng với những món đồ lưu niệm cùng những món sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Chợ đêm Tôn Nữ Ngọc Hoa nằm ở ven sông Hoài. Chợ nổi tiếng là thiên đường ẩm thực khi du khách có thể thưởng thức được rất nhiều món ăn trứ danh tại nơi đây.

Ẩm thực của phố cổ Hội An?

Ẩm thực phố cổ Hội An tuy vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng những món ăn nơi đây vẫn mang những hương vị đặc trưng của Hội An nói riêng và miền Trung nói chung. Dưới đây là những món ăn mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua khi đến với phố cổ Hội An

Đặc sản Hội An – Mì quảng

Mì Quảng
Mì Quảng Hội An

Đứng đầu trong list ẩm thực khi đến với Hội An đó là món mì quảng trứ danh. Đây là món ăn được rất nhiều du khách yêu thích khi đến với nơi đây. Cùng với những sợi mì dai dai, kết hợp với thịt nướng, xá xíu, rau sống cùng một chút nước dùng. Tất cả hoàn quyện tạo nên một món ăn hấp dẫn, thơm ngon.

Điểm đặc biệt của món mì quảng Hội An đó là sợi mì nơi đây to hơn và phần thức ăn đi kèm cũng đa dạng hơn. Do đó, khi đến với Hội An, bạn tuyệt đối không được bỏ qua món mì quảng nhé.

Bún thịt nướng Hội An

Bún thịt nướng
Bún thịt nướng Hội An

Theo lời của những Food Reviewer, khi đến với Hội An, bạn cũng không được bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món bún thịt nướng tại nơi đây. Món bún thịt nướng Hội An được những người đầu bếp lựa chọn nguyên liệu một cách cẩn thận, công thức chế biến độc đáo, đậm đà tạo ra loại nước sốt thơm ngon. Khi thưởng thức cùng các loại rau sống sẽ mang đến cho bạn một cảm giác ngon khó cưỡng.

Cơm gà Hội An

Cơm gà
Cơm gà Hội An

Trong danh sách các món ẩm thực độc đáo của Hội An, không thể không nhắc đến món cơm gà, một món ăn mang nét đặc trưng của Hội An. Mặc dù bạn có thể tìm thấy món cơm gà ở bất cứ đâu, nhưng chỉ có Hội An mới mang lại cho bạn một hương vị đặc biệt đáng nhớ.

Đĩa cơm gà đầy màu vàng, thơm béo, cùng với những miếng gà vàng giòn, khi ăn kèm với nộm và rau tươi, tạo nên một sự trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Một bữa cơm gà đơn giản cũng đủ khiến cho bạn no cả ngày và để lại cho bạn một dấu ấn hương vị ẩm thực Hội An khó phai trong lòng khi trở về nhà.

Đặc sản chè Hội An

Chè Hội An
Chè Hội An

Khi du lịch phố cổ Hội An, bạn tuyệt đối không được bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức một bát chè Hội An nhé. Chè Hội An có vị ngon tự nhiên và vị ngọt thanh tao, mang đến cho bạn một hương vị không thể nào quên.

Chè Hội An đa dạng với nhiều loại như chè đỗ, chè thập cẩm, chè cốm, và nhiều loại khác nữa.

Đặc sản cao lầu Hội An

Cao Lầu
Cao Lầu Hội An

Khi nhắc đến Hội An, bạn không thể không nhắc đến món đặc sản Cao Lầu. Đây là một món ẩm thực đặc trưng của Hội An, với tên gọi kỳ lạ và hương vị độc đáo.

Cao Lầu thực ra là một loại mì được làm từ bột mì kết hợp với tro củi tràm, tạo nên những sợi mì màu vàng sáng, đặc trưng về kích thước và độ mềm. Khi ăn với tôm, thịt heo, xá xíu, và rau sống, Cao Lầu tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, mà chỉ Hội An mới có.

Kết luận

Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng Hội An vẫn giữ được cho mình nét đẹp hoài cổ trên từng ngôi nhà, cung đường, phong cảnh và thiên nhiên. Khi đến với Hội An bạn sẽ thấy được sự yên bình, nhẹ nhàng và thoải mái, quên đi mọi âu lo, muộn phiền ở thành phố xa hoa. Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ về phố cổ Hội An. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc được những bài viết mới nhất.

Đọc thêm bài viết: