Văn Hoá

Khám phá top 5 di tích lịch sử Bắc Giang nổi tiếng được nhà nước công nhận chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tỉnh Bắc Giang đã gắn liền với lịch sử và văn hóa của con người kinh Bắc. Không những thế, nơi đây đã cùng nhân dân trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, chứng kiến những chiến công vang dội, những chiến thắng hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc chống lại giắc ngoại xâm. Bắc Giang được nhân dân ví như là “phên dậu”, tức là một trong tứ trấn trọng yếu của nước ta.

Nơi đây còn sở hữu nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được nhà nước ta công nhận. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và tìm hiểu về top 5 di tích lịch sử Bắc Giang nổi tiếng, mang đậm những dấu ấn lịch sử của Việt Nam ta.

Giới thiệu đôi nét về di tích lịch sử Bắc Giang

Tổng quan về di tích lịch sử Bắc Giang
Bắc Giang sở hữu hệ thống di sản lịch sử, văn hóa đa dạng

Bắc Giang là địa phương có di sản văn hóa đa dạng và phong phú, với sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ và Tày Nùng. Trên vùng đất này, có tổng cộng 2.237 di tích lịch sử và văn hóa, phân bố khắp tỉnh, trong đó có 711 di tích được công nhận là di sản quốc gia. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang còn có 3 di tích và khu di tích quốc gia đặc biệt, liên quan sâu sắc đến lịch sử chiến đấu, bảo vệ quê hương của nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt, Bắc Giang còn nổi tiếng gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông thành lập. Các di tích như chùa Vĩnh Nghiêm, am Vãi, và nhiều di tích khác đã được bảo tồn, duy trì cho đến ngày nay. Hơn nữa, có một số di tích đang được nghiên cứu và định hướng để phục dựng trong tương lai, bao gồm chùa hòn Tháp, Mã Yên, Bát Nhã, Hồ Bấc, Thanh Mai,…

Top 5 khu di tích lịch sử Bắc Giang nổi tiếng được nhà nước công nhận

Trong những năm gần đây, Bắc Giang đã tập trung vào việc bảo tồn và phát triển di sản lịch sử – văn hóa trên địa bàn dưới sự hỗ trợ và quan tâm đặc biệt từ phía ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng như chính quyền tỉnh. Dưới đây là 5 di tích lịch sử Bắc Giang nổi tiếng, gắn liền với những giá trị văn hóa, tinh thần lịch sử hào hùng của dân tộc.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Di tích lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm
Di tích lịch sử Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm

Với những giá trị lịch sử nổi bật, chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) còn là nơi lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới – khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Di tích lịch sử Bắc Giang chùa Vĩnh Nghiêm có vị trí đắc địa – nơi hai dòng sông Lục Nam và sông Thương hợp lưu. Theo truyền thống, ngôi chùa được xây dựng từ thời đại Lý và sau đó được mở rộng vào thế kỷ 13, trong thời kỳ nhà Trần. Lịch sử phát triển của chùa liên quan mật thiết đến sự xuất hiện và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông đã khởi sáng. 

Ba vị Trúc Lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp tại đây. Do vậy, Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ quan trọng của Thiền phái Trúc Lâm, cũng như trở thành trường đại học Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam và là trung tâm của Phật giáo thời nhà Trần. Chính vì lý do này, trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca quen thuộc:

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”

Hiện nay, di tích lịch sử Bắc Giang này vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, bao gồm hệ thống tượng phật, các bảng đá, hoành phi, câu đối, và các vật phẩm thờ phượng khác,…

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 10.000m² với kiến trúc độc đáo, đối xứng và hài hòa. Bốn tòa nhà quan trọng chính bao gồm Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và Nhà Tổ đệ nhị, tạo nên kiến trúc độc đáo.

Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu trữ kho mộc bản quý giá với 3.050 bản ván khắc. Chúng đa phần là các bản kinh điển, sách lược và luật pháp của Phật giáo, được sáng tác bởi Tam thế tổ và các vị cao tăng thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Các bản ván khắc này được thực hiện bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây không chỉ là tác phẩm nghệ thuật thư pháp tuyệt đẹp mà còn chứa đựng những giá trị tư tưởng và tri thức sâu sắc của Phật giáo Trúc Lâm. Kho mộc bản cũng là dấu ấn phát triển của văn tự Nôm qua nhiều thời kỳ.

Xem thêm:  Top 9 di tích lịch sử ở Đà Lạt được công nhận di tích quốc gia

Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc đặc biệt, di tích lịch sử Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm còn nổi bật qua những tác phẩm điêu khắc tinh xảo như hệ thống tượng Phật sắp xếp bài bản ở ba tòa nhà chính: Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất và Nhà Tổ đệ nhị. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bức hoành phi và câu đối cùng với hệ thống bảng viết lịch sử ghi chép quá trình phát triển của Trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm,…

Lễ hội Vĩnh Nghiêm thường được tổ chức thường niên tại chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là một sự kiện đáng chú ý trong vùng, thể hiện sự ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đối với cuộc sống xã hội. Lễ hội cũng biểu hiện tình cảm và sự tôn sùng của cư dân địa phương đối với các tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm, bao gồm Trần Nhân Tông – một vị vua anh hùng, nhà sư và người đứng đầu của giáo phái, cùng với Pháp Loa và Huyền Quang – những vị sư uyên bác.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra vào ngày 14/2 âm lịch hàng năm, tương ứng vào mùa xuân với thời tiết thích hợp cho các lễ hội. 

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế

Di tích lịch sử Bắc Giang khởi nghĩa Yên Thế
Di tích lịch sử Bắc Giang – khởi nghĩa Yên Thế

Yên Thế – vùng đất được gọi là “địa linh nhân kiệt” đã đi sâu vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại của thế kỷ 20 với cuộc Khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, nhưng trên mảnh đất này vẫn còn tồn tại những di tích quý báu của cuộc khởi nghĩa, tạo nên một điểm đến du lịch hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước. 

Khi đến Khu di tích lịch sử Bắc Giang – cuộc khởi nghĩa Yên Thế, du khách sẽ có cơ hội thăm quan và dâng hương tại Đền Thề. Ngôi đền này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù kích thước rất nhỏ nhưng nơi đây đã chứng kiến toàn bộ diễn biến của cuộc khởi nghĩa diễn ra cách đây 132 năm. Ban đầu, ngôi đền được làm từ các vật liệu như tranh, tre, nứa và lá. Đến năm 1897, trong giai đoạn hòa hoãn lần 2 giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp, Hoàng Hoa Thám đã sửa lại ngôi đền và chính tay ông đã lựa chọn từng khúc gỗ để xây dựng kiến trúc bằng gỗ lim. 

Ngày nay, kiến trúc này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Ngôi đền được xây theo lối kiến trúc chữ Đinh, bao gồm tiền đường với 3 gian và 2 dĩ, cùng với hậu cung 2 gian. Sau khi tu sửa hoàn tất, Hoàng Hoa Thám đặt tên tự Địa – Trung – Tiên cho ngôi đền nhằm thể hiện vị trí là điểm hội tụ giữa trời và đất, giữa thế gian và các tiên phật hiện diện. Đồng thời, tên này cũng đại diện cho cảnh quan đẹp tuyệt xung quanh ngôi đền.

Tại ngôi đền này, Hoàng Hoa Thám thường sử dụng làm nơi để tập hợp và tuyển quân. Đồng thời, trước mỗi trận chiến, ông thường tổ chức buổi lễ uống rượu và cắt máu, thề ước. Sau mỗi trận chiến thành công, ông cũng thường tổ chức khao quân tại đây. Đến ngày nay, ngôi đền này được coi là nơi linh thiêng nhất của huyện Yên Thế. Đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân trong vùng và cũng là điểm đến quan trọng của du khách trong và ngoài tỉnh.

Du khách có thể thể hiện lòng thành kính tại tượng đài của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, thăm quan nhà trưng bày về Khởi nghĩa Yên Thế để chiêm ngưỡng những hình ảnh và hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa như súng ống và đạn kíp, cùng với các đồ dùng sinh hoạt của nghĩa quân như chén, bát, nồi đồng,…

Thành cổ Xương Giang

Khu di tích lịch sử thành cổ Xương Giang
Khu di tích lịch sử Bắc Giang – Thành cổ Xương Giang

Thành cổ Xương Giang nằm tại phường Xương Giang, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Thành được quân Minh xây dựng từ thế kỷ thứ XV (1407).

Di tích lịch sử Bắc Giang – Ngôi đền Xương Giang đã được xây dựng trong vòng 5 năm, trải rộng trên một khuôn viên lên đến 10 ha với tổng kinh phí đầu tư trên 230 tỷ đồng. Đây là một công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị và lịch sử, mang đậm tính nhân văn. Đây là nơi để thế hệ hiện tại và tương lai thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã hy sinh để bảo vệ đất nước.

Xem thêm:  10 di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng được công nhận di tích quốc gia

Với ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2020, UBND tỉnh Bắc Giang cũng công nhận Địa điểm Chiến thắng Xương Giang là điểm đến du lịch.

Xương Giang nằm trên một ngọn đồi thấp, được tạo nên bằng đất và bao quanh bởi một con sông nhỏ và các cánh đồng ruộng. Thành Xương Giang có hình dạng chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông Tây là 600m, chiều rộng theo hướng Bắc Nam là 450m với tổng diện tích lên tới 27ha. Trong thành này, các khu vực được phân chia rõ ràng, bao gồm dinh thự, doanh trại, kho lương, kho đạn,…

Chùa Bổ Đà

Khu di tích lịch sử Bắc Giang chùa Bổ Đà
Khu di tích lịch sử Bắc Giang – Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Di tích lịch sử Bắc Giang Chùa Bổ Đà được xây dựng vào thời kỳ Lê vào thế kỷ 18, đại diện cho một trong những di tích lịch sử đặc biệt của tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ Đà duy trì nguyên vẹn nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam cổ xưa. Chùa nổi bật khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc bởi lối kiến trúc “nội thông ngoại bế”, tạo nên một không gian ẩn mình, thanh vắng và phong sương.

Diện tích tổng cộng của di tích lịch sử Bắc Giang chùa Bổ Đà khoảng 51.784m2, được chia thành ba khu vực riêng biệt: khu vườn, khu nội tự chùa và khu vườn tháp rộng. Chùa vẫn lưu giữ một bộ mộc bản Thiền phái Lâm tế, được khắc ngược bằng chữ Hán – Nôm và chữ Phạn trên gỗ. Đây là những tài liệu có giá trị to lớn, thể hiện qua nội dung, chi tiết, họa tiết, hình khối tinh xảo, phản ánh triết học và tư tưởng sâu sắc của đạo Phật nói chung và dòng thiền Lâm Tế nói riêng. 

Với những giá trị văn hóa độc đáo, chùa Bổ Đà đã được xếp hạng là Di tích quốc gia vào năm 1992 và thăng hạng lên Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2016.

Đình Lỗ Hạnh

Khu di tích lịch sử đình Lỗ Hạnh
Khu di tích lịch sử Bắc Giang – Đình Lỗ Hạnh

Di tích lịch sử Bắc Giang – Đình Lỗ Hạnh thuộc thôn Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đình Lỗ Hạnh hay còn được gọi là Đình Cả. Đây là ngôi đình chung của năm làng: Chằm, Chúng, Khoát, Chùa và Hạnh. 

Đình này được xây dựng vào năm Sùng Khang thứ 11 (năm 1576) để tôn vinh Cao Sơn Đại Vương và Phương Dung Tiên Chúa – hai vị thần quan trọng trong lịch sử và văn hóa dân tộc Việt thời vua Hùng. Đình Lỗ Hạnh sở hữu phong cách nghệ thuật độc đáo, chất lượng khắc chạm tinh tế và hiếm có với các đề tài rồng, phượng, hươu, hoa lá và cuộc sống của con người.

Di tích lịch sử Bắc Giang này lưu giữ nhiều di vật quý giá, bao gồm hai bức tranh sơn mài “Bát tiên” ở gian giữa trước cửa hậu cung, đôi nghè gỗ sơn mài sáng lấp lánh từ thế kỷ 17, tượng Phương Dung Tiên Chúa cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương. Đặc biệt, ngôi đình lưu giữ bức chạm tiên gảy đàn đáy – một bằng chứng cho sự ra đời và phát triển sớm của ca trù ở Việt Nam.

Ban đầu, Đình Lỗ Hạnh chỉ có một tòa đại đình hình chữ “nhất”. Tuy nhiên, qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1694, 1850 và 1910, đình đã được mở rộng với hậu cung và hai dãy tả vu, hữu vu. 

Tòa đại đình hiện có chiều dài 23,5m, chiều rộng 12,3m và chiều cao từ xà nóc xuống là 6,6m, từ diềm mái xuống là 2,1m. Tòa đại đình gồm 5 gian và 2 chái, với 8 vị kèo, 4 hàng cột chính và 2 hàng cột hiên đỡ dưới các bẩy. Các vị kèo có cấu trúc độc đáo, từ “chồng rường giá chiêng” đến “kẻ chuyền giá chiêng”.

Vào ngày 24/12/1982, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Đình Lỗ Hạnh là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về top 5 di tích lịch sử Bắc Giang nổi tiếng được nhà nước công nhận. Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những nét văn hóa và lịch sử nơi đây. Những di tích lịch sử tại Bắc Giang chính là những “nhân chứng sống” , trường tồn qua thời gian để minh chứng cho những chiến thắng trong công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam ta. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.