Văn Hoá

Khám phá Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Hà Nội được xem là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế lớn nhất và lâu đời nhất của Việt Nam. Vì vậy, khi nhắc đến nơi đây, người ta thường có câu “Hà Nội nghìn năm văn hiến”. Cũng vì là trung tâm văn hóa lâu đời, mà Hà Nội có không ít những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tồn tại hàng nghìn năm như kinh thành Thăng Long, hồ Gươm, thành Cổ Loa,…

Một trong số đó, chúng ta không thể không kể đến Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, cái nôi của những vị danh nhân, thi sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam xưa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tất tần tật về khu di tích lịch sử văn miếu quốc tử giám. Bắt đầu ngay thôi nào!

Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

khu di tích văn miếu quốc tử giám ở đâu
Khu di tích văn miếu quốc tử giám ở đâu?

Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là một di tích lịch sử nổi tiếng, có địa chỉ tại số 58 phố Quốc Tử Giám, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Văn Miếu tọa lạc tại một vị trí vô cùng đắc địa, khi nơi đây là nằm ngay tại điểm giao thoa giữa bốn tuyến phố quan trọng tại quận Đống Đa, đó là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 2 – 3 km và nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long.

Lịch sử Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời nào?

Lịch sử hình thành khu di tích văn miếu quốc tử giám
Lịch sử hình thành khu di tích văn miếu quốc tử giám

Khu di tích lịch sử văn miếu quốc tử giám được xây dựng vào những năm 1070, dưới thời của vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, văn miếu được vua cho xây dựng để có nơi thờ cúng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Về sau, vua đã biến nơi này thành trường học của hoàng gia, hoặc con cháu của những vị quan lại trong triều.

Học trò đầu tiên được theo học tại Văn Miếu, đó là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua Lý Thánh Tông cùng với nguyên phi Ỷ Lan. Lúc này Lý Càn Đức chỉ mới 5 tuổi, nhưng cho đến năm 1072, Lý Thánh Tông qua đời và truyền ngôi lại cho Lý Càn Đức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lý Nhân Tông.

Đến năm 1976, Lý Nhân Tông cho thành lập Văn Miếu trở thành văn miếu quốc tử giám, biến nơi đây trở thành ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên thời điểm này cũng chỉ có dòng dõi hoàng tộc hoặc con cháu quan lớn mới có thể theo học tại nơi đây.

Về sau, chức năng của Quốc Tử Giám ngày càng mở rộng, và trở thành nơi học tập của các dân thường học giỏi xuất sắc, thi đỗ các kỳ thi do triều đình tổ chức. Quốc Học viện được thành lập vào năm 1253 bởi vua Trần Thái Tông, đánh dấu sự phát triển của chức năng đào tạo giáo dục tại Văn Miếu.

Đến đời nhà vua Trần Minh Tông, Chu Văn An đã được bổ nhiệm làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp, tương đương với chức hiệu trưởng ngày nay, nhằm dạy kèm trực tiếp cho các hoàng tử. Tuy nhiên, đến năm 1370, Chu Văn An qua đời. Ông đã được vua Trần Nghệ Tông cho xây dựng lăng mộ và thờ cúng ngay tại Văn Miếu và được nằm bên cạnh Khổng Tử.

Đến thời Hậu Lê, nho giáo trở thành cực thịnh và phát triển. Từ sau năm 1442, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng bia đá trên lưng rùa cho những người đỗ được bằng tiến sĩ, nhằm tôn vinh những người này, giúp họ lưu danh sử sách muôn đời. Và cũng tính từ thời điểm đó, triều đại nhà Lê đã cho tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, đều đặn cứ 3 năm 1 lần thi.

Tuy nhiên, đến thời của vua Lê Hiển Tông đã cho tu sửa lại văn miếu quốc tử giám, biến nơi này trở thành nơi chuyên đào tạo và giáo dục cao cấp của quan lại triều đình. Đến đời vua Gia Long, ông đã cho di dời Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám về Huế, ấn định nơi đây là văn miếu Hà Nội. Còn văn miếu quốc tử giám ở hà nội đổi thành học đường của phủ Hoài Đức. Đến năm 1947, thực dân Pháp đã nhiều lần cho bắn phá Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, làm thiệt hại phần lớn kiến trúc nơi đây.

Xem thêm:  Khám phá 17 khu di tích lịch sử Huế nổi tiếng bạn không nên bỏ qua

Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được công nhận vào năm nào?

Với những giá trị lịch sử và văn hóa được lưu giữ hàng ngàn năm tại Văn Miếu, mà vào ngày 9/3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ tại Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO chính thức công nhận và xếp hạng là di sản tư liệu lịch sử của thế giới.

Sơ đồ Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám
Sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Kiến trúc văn miếu quốc tử giám

Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch sử, tuy nhiên cho đến nay, Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn tự hào giữ lại được những công trình kiến trúc độc đáo, tái hiện rõ nét văn hóa phong kiến xưa.

Di tích Văn Hồ

Di tích Văn Hồ
Di tích Văn Hồ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nằm ở phía nam Văn Miếu Quốc Tử Giám là hồ Minh Đường, hay còn được gọi là Văn Hồ, với diện tích hiện tại là 12,297m2. Bề mặt hồ có gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy đường, nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ thời xưa. Văn Miếu và hồ Minh Đường được kiến trúc một cách hài hòa, tạo thành một phần không thể thiếu trong quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Vào năm 1863, trong kỳ sửa nhà bia Văn Miếu, hồ Minh Đường cũng được đưa vào tu sửa. Tấm bia đá trên gò Kim Châu đã ghi chép rõ ràng về sự kiện này. Trong quá trình cải tạo hồ vào năm 1998, các nhà khoa học đã tìm thấy tấm bia Hoàng Văn hồ bi được soạn năm 1942. Đây được xem là một tài liệu quý về lịch sử Văn Miếu

Khu di tích Văn Miếu Môn

Khu di tích Văn Miếu Môn
Khu di tích Văn Miếu Môn

Cổng tam quan, hay Văn Miếu môn, được xây dựng một cách độc đáo với ba cửa, trong đó cửa giữa được xây 2 tầng, tầng trên có chữ 文廟門 (Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc này là một điểm nhấn độc đáo trong nghiên cứu về kiến trúc cổ Việt Nam. Ba kiến trúc riêng biệt bên ngoài tam quan có vẻ nổi bật, đặc biệt là cửa chính giữa với kiểu dáng ấn tượng, với tầng dưới to và tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới.

Ở phía trước cổng tam quan của Văn Miếu có tứ trụ với hai tấm bia Hạ mã, đặt mốc ranh giới chiều ngang phía trước. Ngày xưa, bất kỳ ai, dù là công hầu ai khanh tướng, dù là võng lọng hay ngựa xe, khi đi qua Văn Miếu đều phải xuống xe và đi bộ từ tấm bia Hạ mã này. Khi sang tấm bia Hạ mã kia mới được lên ngựa hay xe.

Tứ trụ được xây bằng gạch, với hai trụ giữa được xây cao hơn và có hình 2 con nghê chầu vào, được coi là vật linh thiêng, có khả năng nhìn thấu suy nghĩ con người. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng, tạo nên công trình kiến trúc linh thiêng và độc đáo.

Di tích Đại Trung Môn

Di tích Đại Trung Môn
Di tích Đại Trung Môn tại Văn Miếu

Đi vào từ cổng chính của Văn Miếu Môn sẽ đến khu thứ nhất, được gọi là khu Nhập đạo. Đi qua khu Nhập đạo là đến khu thứ 2 được gọi là Đại Trung Môn. Trước đây, hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước, bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại Tài môn ở phía sau. Tuy nhiên, sau khi bị quân Pháp tấn công vào năm 1947, hiện nay 2 cổng chỉ còn lại một không gian với thảm cỏ và cây xanh, tạo nên một không khí yên bình.

Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tạo ra một khuôn viên vuông vức, khép kín bởi tường vây dọc bên ngoài, mở ra bằng Văn Miếu môn. Cảnh đẹp tĩnh lặng và thanh nhã của “văn vật sở đô” được tạo nên bởi cây cỏ và hai chiếc hồ chữ nhật nằm dọc theo khuôn viên này.

Cửa Đại Trung môn với kiểu dáng ấn tượng, được xây trên nền gạch cao, mái lợp ngói mũi hài, và hai hàng cột hiên trước và sau, tạo nên một không gian đẹp mắt. Biển nhỏ treo ở giữa cửa với ba chữ sơn then “Đại Trung môn” làm tôn lên vẻ uy nghiêm của khu vực này.

Di tích Khuê Văn Các

Di tích Khuê Văn Các
Di tích Khuê Văn Các

Khuê Văn Các, còn được sở hữu một cái tên đầy mỹ miều là “gác vẻ đẹp của sao Khuê”, là một tuyệt tác kiến trúc độc đáo, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Tổng trấn Nguyễn Văn Thành thuộc triều Nguyễn. Khuê Văn Các được xây trên một nền vuông cân xứng với lát gạch Bát Tràng, mỗi bề chiều dài 6,8 mét.

Kiểu dáng của Khuê Văn Các là một sự kết hợp giữa sự hài hòa và tính độc đáo. Tầng dưới với bốn trụ gạch vuông, mỗi cạnh một mét, được trang trí bằng hoa văn tinh tế. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng, tạo nên vẻ tao nhã và ấn tượng.

Sàn gỗ của Các được thiết kế với hai khoảng trống để bắc thang lên gác. Các chi tiết như diềm gỗ chạm trổ, lan can gỗ và những chi tiết trang trí khác đều thể hiện sự tỉ mỉ và tinh tế. Bốn mặt tường được bọc bằng ván gỗ, mỗi mặt đều có một cửa tròn đẹp mắt, tượng trưng cho sao Khuê và tia sáng của nó. Biển sơn son thiếp vàng với chữ “Khuê văn các” treo phía trước cửa, tôn lên vẻ đẹp của nơi đây.

Xem thêm:  Tìm hiểu 13 khu di tích lịch sử Quảng Trị được công nhận di tích quốc gia

Khu bia tiến sĩ tại Giếng Thiên Quang

Khu bia tiến sĩ tại Giếng Thiên Quang
Giếng Thiên Quang

Giếng Thiên Quang hay còn được gọi là Thiên Quang Tinh được xem là một tuyệt tác kiến trúc tại Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Giếng được thiết kế với hình vuông độc đáo, được bao quanh bởi hàng lan can. Do đó mà Giếng Thiên Quang được xem là hình mẫu tượng trưng cho đất. Cùng với cửa tròn của gác Khuê Văn, tượng trưng cho bầu trời.

Giữa vẻ đẹp thanh nhã của Thiên Quang Tỉnh, là 82 tấm bia đá khắc lên những câu chuyện về cuộc đời của những vị học giả kiệt xuất được đỗ vào chức vị tiến sĩ những năm 1484 – 1780.  Điểm đặc biệt của Giếng Thiên Quang còn nằm ở con rùa đá có đế là một tấm bia tiến sĩ được khai quật vào năm 1976.

Khu điện thờ tại Đại Thành Môn

Đại Thành Môn
Khu điện thờ tại Đại Thành Môn

Đại Thành Môn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, sở hữu phong cách thiết kế truyền thống, đậm chất phong kiến xưa. Nơi đây được kết hợp từ 3 gian nhà lớn, với mái ngói che phủ. Điểm đặc trưng của Đại Thành Môn là 2 cột hiên vững chãi, tô điểm cho sự uy nghiêm và trang trọng tại nơi đây. Hướng qua Đại Thành Môn, chúng ta bước vào Đại Bái Đường hay còn được biết đến là khu điện thờ, một không gian thờ cúng linh thiêng và huyền bí.

Khu điện thờ là nơi chứa đựng những bảo vật quý giá, từ những bức tranh cổ, cỗ hương đến những đôi hạc cổ và chiếc chuông lớn được đúc từ năm Cảnh Hưng 1768. Đại Bái Đường là một nơi linh thiêng, được dùng để tổ chức những nghi lễ long trọng trong kì tế tự xuân thu vào thời xưa.

Quốc Tử Giám tại đền Khải Thánh

đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh

Nằm trong cùng của Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là khu di tích đền Khải Thánh. Nơi đây là nơi dùng để tôn thờ 2 vị phụ mẫu của Khổng Tử, là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị.

Đền Khải Thánh đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Trước đây, nơi này là khu cư xá lớn với hơn 150 gian phòng dành cho giám sinh. Do đó mà nơi đây được tượng trưng cho sự thịnh vượng của quốc gia và là sự hiện diện của tri thức. Tuy nhiên, vào năm 1946, thực dân Pháp đã cho bắn phá đền Khải Thánh, khiến cho nơi đây bị phá hủy gần như hoàn toàn.

Sau này, với nỗ lực tu sửa của chính quyền mà đền Khải Thánh vẫn còn động lại được đôi chút giá trị lịch sử tồn tại cho đến tận ngày nay.

Nhà tiền đường và hậu đường

Nhà tiền đường và hậu đường là 2 công trình kiến trúc hoàn toàn mới, được nhà nước ta cho xây dựng vào ngày 13/7/1999, nhằm sử dụng để lưu giữ những hiện vật quý giá còn sót lại tại văn miếu quốc tử giám.

Nhà Tiền đường sở hữu 9 gian phòng, với 40 cột gỗ lim quý hiếm có chiều cao lên đến 7m. Nơi đây là nơi thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo và tổ chức các hoạt động nghệ thuật, văn hóa lớn.

Hậu đường với kiến trúc gồm 2 tầng. Tầng 1 gồm có 9 gian phòng với 72 cột gỗ lim. Nơi đây là nơi để tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và giới thiệu về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám đến với du khách. Tầng 2 là nơi dùng để tôn thờ các danh nhân và các vị vua có công xây dựng và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục nước nhà thời xưa như vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông và vua Lê Thánh Tông. Ngoài ra còn có những người góp phần quan trọng vào Nho Giáo thời xưa.

Giá vé tham quan văn miếu quốc tử giám Hà Nội

Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa vào các ngày trong tuần. Tuy nhiên, tùy vào khí hậu từng mùa mà Văn Miếu sẽ có thời gian mở cửa khác nhau. Vào mùa hè, Văn Miếu sẽ mở cửa từ 7:30 – 17:30, vào mùa đông sẽ là từ 8:00 – 17:00.

Giá vé tham quan:

  • Người lớn: 30,000VNĐ
  • Học sinh, sinh viên: 15,000 VNĐ (cần thẻ học sinh, sinh viên)
  • Người khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi: 15,000 VNĐ (cần CMND/CCCD và là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên)

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về lịch sử hình thành cũng như những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.