Văn Hoá

Khám phá nét đẹp độc đáo của khu di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Khi nhắc đến những khu di tích lịch sử lâu đời, những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp tại xứ Thanh, chúng ta không thể không nhắc đến khu di tích lịch sử Lam Kinh. Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa quý giá của dân, di tích Lam Kinh còn đã cùng dân tộc ta trải qua nhiều mốc thời gian lịch sử quan trọng, cùng nhân dân đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm.

Bên cạnh những giá trị văn hóa độc đáo được khắc họa nơi đây, khu di tích lịch sử Lam Kinh còn là nơi sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những nét đẹp độc đáo của khu di tích lịch sử Lam Kinh qua bài viết ngay dưới đây.

Giới thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa

khám phá khu di tích lịch sử lam kinh thanh hóa
Khám phá khu di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa

Khu di tích lịch sử Lam Kinh ở đâu?

Khu di tích lịch sử Lam Kinh tọa lạc trên một mảnh đất rộng khoảng 200ha, thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lịch sử hình thành di tích Lam Kinh

Vùng đất Lam Kinh, Thanh Hóa được biết đến là quê hương và là sự khởi đầu của triều đại nhà Lê. Nơi đây chính là nơi sinh ra vị anh hùng của dân tộc, anh hùng Lê Lợi. Nơi đây cũng là nơi khai sinh ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại.

Vào cuối thế kỉ 15, hàng ngàn những anh hùng từ khắp 4 phương tụ họp về vùng đất Lam Kinh, cùng Lê Lợi thành lập quân đội Lam Sơn để chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến cứu nước.

Sau 10 năm chiến đấu (1418-1428) chống lại quân Minh, Lê Lợi đã đánh bại kẻ thù và trở thành Hoàng đế ở Thăng Long – Hà Nội, mang niên hiệu là Thuận Thiên và đặt tên nước là Đại Việt. Đây chính là khởi đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ kéo dài 360 năm.

Nhà Lê tiếp tục truyền thống tôn kính tổ tiên bằng việc xây dựng nhiều điện miếu, lăng mộ ở Lam Sơn. Và Lam Sơn trở thành “kinh đô thứ hai” của Đại Việt. Nơi đây không chỉ quan trọng không chỉ với người dân Thanh Hoá mà cả với dân tộc, là nơi thờ cúng tổ tiên và mai táng các vị vua, Thái hoàng, Thái hậu, cũng như tổ chức các nghi lễ và lễ bái yết sơn lăng khi vua cử hành.

Quá trình hình thành và xây dựng khu di tích Lam Kinh

Theo như cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” thì di tích Lam Kinh đã trải qua quá trình xây dựng, hình thành và phát triển như sau:

  • Năm 1430, sau khi Lê Thái Tổ trở thành Hoàng đế, vùng đất Lam Sơn đã được đổi tên thành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh ở Thăng Long (Hà Nội) và đã trở thành một trung tâm quan trọng của nước Đại Việt thời Lê.
  • Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời vào năm 1433, công trình xây dựng các điện miếu tại Lam Kinh bắt đầu. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng, vào năm 1433, vua Lê Nhữ Lãm đã được sai đi xây dựng miếu cung từ Thái mẫu tại Lam Kinh. Tuy nhiên cùng năm đó, điện Lam Kinh đã bị cháy.
  • Đến năm 1448, vua Lê Nhân Tông ra chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cục bách tác để tái xây điện miếu Lam Kinh. Công trình này được hoàn thành trong thời gian chưa đầy một năm, vào tháng 2/1449.
  • Vào năm 1456, trong một dịp lễ tại Lam Kinh, vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho ba toà của Chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diễn Khánh. Điện Lam Kinh không chỉ là nơi quan trọng cho việc an táng các vị vua mà còn là biểu tượng văn hóa và quyền lực trong lịch sử của Đại Việt thời kỳ Lê.

Di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa được công nhận năm nào?

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cho đến nay, khu di tích lịch sử Lam Kinh đã không còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo ban đầu. Tuy nhiên nơi đây vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của dân tộc ta trong thời kỳ nhà Lê.

Do đó mà vào năm 1962, khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Và đến năm 2012, di tích Lam Sơn đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Xem thêm:  Di tích thành nhà Hồ, dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam

=>> Xem thêm bài viết Khám phá top 6 di tích lịch sử Thanh Hóa nổi tiếng được nhà nước công nhận

Cấu trúc và thiết kế độc đáo của di tích Lam Kinh

toàn cảnh di tích Lam Kinh
Toàn cảnh khu di tích Lam Kinh

Di tích Lam Kinh sở hữu cấu trúc và thiết kế độc đáo gắn liền với quan điểm phong thủy và ý nghĩa tâm linh trong văn hóa và truyền thống lâu đời của nước ta. Lam Kinh được xây dựng với mục đích là nơi nghỉ ngơi và cúng bái tổ tiên của các vị vua Lê. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh sống của quan lại và quân lính đảm nhiệm việc trông coi Lam Kinh.

Di tích Lam Kinh được thiết kế theo nguyên tắc phong thủy “tọa sơn hướng thủy” tức là sự tương tác hài hòa giữa kiến trúc với thiên nhiên. Phía Bắc của kinh thành được che chở bởi núi Dầu, phía Nam hướng ra sông Chu, có núi Chúa bảo vệ, phía Đông là rừng Phú Lâm, và phía Tây được bảo vệ bởi núi Hương và núi Hàm Rồng.

Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của Lam Kinh vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Lam Kinh có bố cục hình bàn cờ với khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu… Các cấu trúc này không chỉ có ý nghĩa tôn kính tổ tiên mà còn phản ánh triết lý phong thủy và quan niệm về sự hài hòa với thiên nhiên của triều đại nhà Lê.

Di tích lịch sử Lam Kinh có gì?

Bên trong di tích Lam Kinh sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo và tinh tế. Vì trải qua hàng trăm lịch sử mà những kiến trúc nơi đây đã không còn được nguyên vẹn như kiến trúc ban đầu.

Tuy nhiên, vẫn còn một vài kiến trúc tại di tích Lam Kinh được gìn giữ cho đến ngày hôm nay, bao gồm:

Sông Ngọc – Cầu Bạch

Sông Ngọc Cầu Bạch
Sông Ngọc – Cầu Bạch

Khu di tích Lam Kinh nổi tiếng với dòng sông Ngọc và cây cầu Bạch đã tạo thành một cảnh quan tuyệt vời, phản ánh sự tinh tế của kiến trúc cổ xưa.

Sông Ngọc thực chất là một kênh đào uốn lượn, là con đường chính dẫn vào di tích. Dòng sông được ví như Long Mạch của triều nhà Lê, đóng vai trò quan trọng trong việc hút sinh khí, vượng khí và vượng thịnh. 2 bên bờ sông được bao quanh bởi hàng cây xanh tươi mát, tạo nên khung cảnh giữ bóng cây và ánh sáng được phản chiếu trên mặt nước, mang đến một cảm giác thư thái cho người xem.

Cây cầu Bạch là cây cầu kết nối hai bờ sông Ngọc. Cầu được thiết kế theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều”, và là lối đi chính vào khu di tích. Với đường cong tự nhiên cùng khung cảnh tuyệt đẹp, cầu đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật độc đáo nhất tại di tích Lam Kinh. Bề mặt của cầu phủ đầy lớp rêu phong, tạo ra một cảm giác cổ kính và trang nghiêm.

Khung cảnh Sông Ngọc và Cầu Bạch được cho là một điểm nhấn quan trọng tại khu di tích Lam Kinh, tạo nên một không gian thanh tịnh và trang nghiêm. Việc chiêm ngưỡng và thưởng thức cảnh quan nơi đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị và khác biệt.

Giếng cổ Lam Kinh

Giếng Ngọc Lam Kinh
Giếng Ngọc – Lam Kinh

Di chuyển khoảng 50 mét sau khi qua cầu Bạch tại Lam Kinh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cái giếng khổng lồ, được xây dựng từ thời vua Lê Lợi. Vì lịch sử lâu đời mà nhiều người dân gọi đây là giếng cổ Lam Kinh hay giếng ngọc.

Trước đây, trong giếng được thả sen vào giữa giếng, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình. Mặt nước trong giếng luôn có màu xanh ngọc bích. Do đó mà giếng còn có cái tên là Giếng Ngọc.

Điểm đặc biệt của giếng Ngọc đó là giếng luôn đầy nước quanh năm. Bên bờ Bắc của giếng có các bậc thang bằng đá để người dân có thể lấy nước một cách thuận tiện.

Sân Rồng (sân chầu)

Sân Rồng Lam Kinh
Sân Rồng Lam Kinh

Sau khi đi qua giếng cổ, bạn sẽ đến với sân chầu hay còn được gọi với cái tên khác là sân Rồng. Trên thềm lớn với 9 bậc, ba đường lên được trang trí tinh tế với hình tượng rồng đá tạc tròn uốn khúc, chạm khắc tỉ mỉ, với những chi tiết sắc nét, tạo nên vẻ đẹp huyền bí và quyền uy. Sân Rồng có diện tích hơn 3.500 mét vuông, là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ lớn tại khu di tích Lam Kinh.

Cửa Ngọ Môn

Trước khi bước vào chính điện của di tích Lam Kinh, bạn sẽ cần phải đi qua một cánh cửa được gọi là Ngọ Môn.

Ngọ Môn, hay còn được gọi là Nghi Môn, là một công trình kiến trúc vô cùng ấn tượng tại khu di tích lịch sử Lam Kinh. Với quy mô rộng lớn, bao gồm ba gian, trong đó gian trung tâm có chiều rộng 4,6 mét và hai gian bên có chiều rộng khoảng 3,5 mét. Cửa ngọ môn có đến ba cửa, trong đó cửa chính rộng 3,6 mét và hai cửa bên rộng khoảng 2,674 mét. Các cột được đặt chắc chắn tạo nên những trụ cột vững chắc.

Xem thêm:  Khám phá top 6 di tích lịch sử Thanh Hóa nổi tiếng được nhà nước công nhận

Ở phía trước Ngọ Môn, có hai tượng nghê đá đã tồn tại hàng trăm năm, mang ý nghĩa canh giữ và bảo vệ sự bình yên cho Lam Kinh. Trước kia, Ngọ Môn được sử dụng cho các nghi lễ trước khi bước vào Sân Rồng để vào chầu vua, mang đến cảm giác linh thiêng và sự long trọng của quyền lực vương giả.

Khu vực chính điện

Chính Điện tại khu di tích Lam Kinh được thiết kế với hình dạng chữ “Công”, bao gồm ba tòa nhà lớn được xây dựng hoàn toàn từ các loại gỗ quý. Đây được xem là công trình kiến trúc đặc sắc nhất thời Lê Sơ.

Với quy mô lớn nhất tại Lam Kinh, Chính Điện còn được biết đến là công trình bằng gỗ lim lớn nhất ở Việt Nam với tổng cộng 138 cột, mỗi cột được làm từ gỗ lim có đường kính lên đến 62cm.

Sân Rồng và Chính Điện mang đậm nét trầm mặc và uy nghi của các công trình cổ xưa, đặc trưng cho vẻ đẹp kiến trúc đỉnh cao của thời kỳ Lê Sơ.

Khu vực Thái Miếu

Thái Miếu Lam Kinh
Khu vực Thái Miếu Lam Kinh

Khu Thái miếu Lam Kinh được xây dựng ngay phía sau Chính Điện. Nơi đây là không gian linh thiêng dành riêng để thờ cúng tổ tiên và vị vua, Thái hậu của triều đại Hậu Lê. Ban đầu, Thái Miếu được xây dựng bao gồm 9 tòa miếu. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn 5 tòa được khôi phục lại. Những ngôi miếu này không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của triều đại nhà Lê mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tráng lệ, tinh tế và độc đáo được lưu giữ cho đến ngày nay.

Lăng mộ hoàng gia

Lăng mộ Hoàng Gia
Lăng mộ Hoàng Gia nhà Lê

Hệ thống lăng mộ hoàng gia tại khu di tích lịch sử Lam Kinh chính là nơi an nghỉ của các vị vua và Hoàng thái hậu thời nhà Lê, được xây dựng với quy mô bề thế và hoành tráng. Mỗi khu lăng tẩm rộng khoảng 400 mét vuông, bao gồm khu vực lăng và sân.

Vĩnh Lăng, nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ, là công trình nổi bật nhất ở đây. Lăng được xây dựng ở phía Tây Nam kinh thành, lưng tựa núi, mặt hướng núi, với hai dãy núi cao bao bọc tạo thành thế “hổ phục rồng chầu”.

Trước Vĩnh Lăng là hai tượng đá hình quan chầu và bốn đôi tượng vật nghê, ngựa, tê giác, hổ. Bia đá được làm bằng trầm tích nguyên khối, do danh hào Nguyễn Trãi biên soạn, ghi lại thân thế, sự nghiệp của vua.

Ngoài các công trình kiến trúc, khu di tích lịch sử Lam Kinh còn lưu giữ nhiều di vật lịch sử quý giá như:

  • Bia Vĩnh Lăng – Lam Sơn Vĩnh Lăng Bi
  • Bia Hoàng thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao – Khôn Nguyên Chí Đức Chi Lăng
  • Bia vua Lê Thánh Tông – Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bia
  • Bia vua Lê Hiến Tông – Đại Việt Lam Sơn Dụ Lăng Bi

Khám phá lễ hội Lam Kinh

lễ hội Lam Kinh
Khám phá lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh được diễn ra hàng năm vào ngày 22/8 âm lịch để tưởng nhớ đến vua Lê Thái Tổ, vị anh hùng của dân tộc. Theo định lệ, cứ mỗi ba năm, vào ngày giỗ vua, các vua quan nhà Lê ở Đông Kinh (Thăng Long) cũng về Lam Kinh tham dự lễ.

Lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời vào ngày 22/8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433), và thi hài ông được chôn cất tại Lam Sơn. Đây cũng là nơi chôn cất của các vị vua, hoàng hậu thời nhà Lê và trở thành sơn lăng của triều đại này. Để thuận lợi cho việc cúng tổ tại lăng miếu, các triều vua đã xây dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng, từ đó gọi Lam Sơn là Lam Kinh.

Từ năm 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm với quy mô lớn. Lễ hội bao gồm các nghi lễ theo nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện quan trọng thời Lê như đánh trống, rước kiệu, cờ hội và các nghi thức tế lễ từ thời các vị vua Lê.

Ngoài ra, hội cũng có các chương trình nghệ thuật như biểu diễn trò chơi và diễn văn học dân gian, trưng bày hiện vật thời Lê, giới thiệu du lịch và ẩm thực địa phương, cùng nhiều hoạt động văn hóa khác. Lễ hội Lam Kinh được xem là một sự kiện quan trọng, mang đậm chất văn hóa truyền thống của dân tộc ta, vinh danh vùng đất anh hùng và góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.

Kết luận

Qua bài viết trên, mình đã cùng bạn khám phá những nét đẹp độc đáo của khu di tích lịch sử Lam Kinh. Qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa độc đáo đã tồn tại hàng trăm trăm năm từ triều đại nhà Lê vẫn còn lưu giữ cho đến tận ngày nay. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.