Văn Hoá

Khám phá top 6 di tích lịch sử Thanh Hóa nổi tiếng được nhà nước công nhận

4.7/5 - (3 bình chọn)

Thanh Hóa được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” bởi chính nơi đây chính là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng của dân tộc như Hai Bà Trưng, Vua Hùng, vua Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,… Xứ Thanh Hóa cũng là nơi đã cùng nhân dân ta trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, cùng chứng kiến nhiều chiến thắng oanh liệt của dân tộc trước giặc ngoại xâm.

Nơi đây cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo, gắn liền với dân tộc ta. Tính đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa có 6 di tích lịch sử đại diện cho lịch sử, văn hóa của dân tộc ta. Hôm nay, mời bạn hãy cùng mình khám phá và tìm hiểu về top 6 khu di tích lịch sử Thanh Hóa nổi tiếng được nhà nước công nhận chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa

di tích lịch sử Lam Kinh
Di tích lịch sử Thanh Hóa Lam Kinh mang đậm nét cổ kính

Lam Kinh là một trong những khu di tích lịch sử Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 2012. Với ưu thế trải dài trên 140ha, khu di tích lịch sử Lam Kinh không chỉ giữ được vẹn nguyên những công trình của triều đại nhà Lê mà còn lưu giữ những câu chuyện truyền thuyết huyền bí của triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Khu di tích Lam Kinh được xây dựng bởi vua Lê Lợi vào năm 1428, đánh dấu sự khởi đầu của chiến thắng chống lại cuộc xâm lược của quân Minh. Nơi đây đã trở thành cố đô cổ xưa tại quê hương của vua với mục đích thờ cúng tổ tiên và là nơi để các vị vua nghỉ ngơi.

Khu du lịch Lam Kinh Thanh Hóa hay còn được gọi là Đông Kinh, tọa lạc tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Không gian ở đây rộng lớn, yên bình với cây cối bao quanh và nhiều đền miếu, lăng tẩm, tạo nên không gian mát mẻ, yên bình.

Là điểm đến du lịch nổi tiếng tại Thanh Hóa, khu di tích lịch sử Lam Kinh thu hút du khách bằng kiến trúc độc đáo. Các khu vực quan trọng của khu di tích Lam Kinh bao gồm điện, đền, lăng mộ và các khu vực dành cho thư giãn và tản bộ.

  • Thành Điện được xây dựng dựa trên triết lý “tọa sơn hướng thủy” với núi Dầu ở phía Bắc, sông Chu và núi Chúa ở phía Nam, rừng Phú Lâm ở phía Đông và núi Hương – núi Hàm Rồng ở phía Tây. Đây là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy của người Á Đông, giúp đem lại thịnh vượng và yên bình cho Lam Kinh.
  • Các khu vực như Hoàng Thành, Thái Miếu, Cung Điện được sắp xếp theo hình bàn cờ với khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu,…

Vào ngày 22/8 âm lịch hàng năm, sẽ diễn ra lễ hội Lam Kinh nổi tiếng nhằm nhằm tưởng nhớ và tri ân đến ngày mất của vua Lê Thái Tổ, người được người đời ca tụng là anh dùng dân tộc Lê Lợi.

=>> Tìm hiểu thêm về bài viết Khám phá nét đẹp độc đáo của khu di tích lịch sử Lam Kinh Thanh Hóa chi tiết nhất

Di tích thành nhà Hồ

di tích Thành nhà Hồ
Di tích lịch sử Thanh Hóa – Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ nằm ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố 45km và cách Hà Nội 140km. Đây từng là kinh đô của nước Việt Nam. Hiện nay, Thành nhà Hồ là di tích lịch sử Thanh Hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Di tích Thành nhà Hồ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 1962 với giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng.

Sau đó, trong vòng 11 năm, hồ sơ về Thành nhà Hồ được trình lên Uỷ ban Di sản Thế giới. Vào ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới bởi đáp ứng hai tiêu chí quan trọng:

  • Thể hiện sự ảnh hưởng và giá trị nhân văn qua nhiều giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc khu vực trên toàn thế giới, mang đến đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc, công nghệ, điêu khắc và quy hoạch đô thị.
  • Thành nhà Hồ – Thanh Hóa được coi như một hiện thân của lịch sử nhân loại. Đây là một công trình cổ xưa thể hiện giá trị lịch sử trong một hoặc nhiều giai đoạn quan trọng.
Xem thêm:  Khám phá khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng, nơi mang đậm dấu ấn lịch sử

Thành nhà Hồ còn gọi là Thành Tây Đô, được xây dựng vào năm 1397 dưới sự chỉ đạo của vua Trần Nhân Tông và quyền thần Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly sau này thành lập triều đại nhà Hồ vào năm 1400. 

Việc xây dựng Thành nhà Hồ bắt đầu vào mùa xuân năm Đinh Sửu với mục tiêu ép vua Trần Nhân Tông chuyển kinh đô từ Thăng Long đến Thanh Hóa nhằm lật đổ triều đại Trần. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi và lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Từ đó, Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại Hồ Đại Ngu.

Di tích lịch sử Thanh Hóa Thành nhà Hồ được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó tiếp tục hoàn thiện đến năm 1402. Nằm trong địa thế đầy hiểm trở với núi non dựng đứng và sông nước bao quanh, Thành nhà Hồ đã trở thành một cơ sở chiến lược cho mục tiêu phòng thủ và giao thông thủy thuận lợi, bao gồm kiến trúc như sau:

  • Thành nội: Với hình dáng chữ nhật, thành nội kéo dài 870,5m theo hướng Bắc – Nam và 883,5m theo hướng Đông – Tây. Bốn cổng chính ở cả bốn hướng là Nam, Bắc, Tây, Đông được thiết kế với kiểu vòm cuốn tinh tế. Các phiến đá xây dựng to lớn với kỹ thuật kỳ công. 
  • Hào thành: Hào thành rộng hơn 90m, phần đáy có chiều rộng 52m và sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã sử dụng đá hộc và đá dăm lót ở phía dưới.
  • La thành: La thành nằm phía trước của Hào thành. Hiện nay, nó là một cấu trúc đất cao 6m, với bề mặt rộng 9.2m, nghiêng dốc ra ngoài, trong khi mặt trong thoai thoải và mỗi bậc cao 1.5m. Một số vị trí còn có sỏi được sử dụng để gia cố. Toàn bộ La thành được xây dựng tận dụng địa hình tự nhiên,tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, vừa bảo vệ tòa thành vừa đối phó với nguy cơ lũ lụt.
  • Đàn tế Nam Giao: Đàn tế Nam Giao nằm ở phía Nam Thành nhà Hồ, bên trong của La thành với diện tích rộng lớn là 35.000m2. Đàn tế này được chia thành nhiều tầng. Trong đó, tầng đàn trung tâm cao khoảng 21.7m. Chân đàn cao 10.5m. Phần trung tâm của đàn tế bao gồm ba vòng tường giao hoà với nhau.

=>> Tìm hiểu thêm về Di tích thành nhà Hồ, dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam

Khu di tích lịch sử Bà Triệu

đền Bà Triệu
Khu di tích lịch sử Thanh Hóa – đền Bà Triệu

Khu di tích lịch sử Thanh Hóa – đền Bà Triệu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 2014. Đây là ngôi đền linh thiêng với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch và người dân bản địa về hành hương tại đây.

Đền thờ Bà Triệu hay còn được biết đến với tên gọi là đền thờ Bà Triệu Thị Trinh. Đền Bà Triệu được xây dựng bởi vua Lý Nam Đế vào thế kỷ VI. Đây là đền thờ tôn vinh một trong những vị tướng anh hùng có đóng góp to lớn trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của quân Trung Quốc vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

Ngôi đền này được xây dựng với kiến trúc truyền thống của khu vực Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế và duyên dáng. Hiện tại, nơi đây vẫn lưu giữ nhiều hiện vật cổ xưa, bảo vật quý giá cùng với các sự tích, truyền thuyết và ca dao quý báu.

Dưới triều đại của vua Minh Mạng vào thế kỷ XVIII, đền này được dời đến núi Gai, thuộc địa phận làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa và bảo tồn cho đến ngày nay. Trải qua hàng thế kỷ, di tích lịch sử Thanh Hóa này vẫn mang một vẻ đẹp cổ kính và đậm chất phong sương. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài tỉnh, địa phương thường tiến hành các dự án tu sửa hàng năm để duy trì di tích lịch sử này.

Di tích khảo cổ Hang Con Moong

Hang Con Moong
Di tích khảo cổ Hang Con Moong tại tỉnh Thanh Hóa

Khu di tích lịch sử Thanh Hóa – Hang Con Moong được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 2015. Đây là nơi minh chứng cho diễn tiến lịch sử – văn hóa của người Việt Cổ.

Di tích lịch sử Thanh Hóa Hang Con Moong nằm trong vùng thôn Thành Trung, huyện Thạch Thành, tọa lạc ở độ cao 147m so với mực nước biển và thuộc địa phận bản Mọ cổ xưa. Di tích này nằm trong môi trường núi đá vôi và thuộc hệ tầng Đồng Giao với niên đại ước lệ khoảng 240 triệu năm.

Vào năm 1974, Hang Con Moong đã được phát hiện và trải qua bốn lần khai quật và nghiên cứu, xác định được sự phát triển liên tục của các công cụ đá trong các giai đoạn khác nhau của thời kỳ Đồ Đá ở Việt Nam. Đây là nơi đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ hơn về sự tiến hóa trong cuộc sống của con người từ thời kỳ Đá cổ đại sang thời kỳ Đá mới.

Xem thêm:  Top 7 khu di tích lịch sử Đà Nẵng nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua

Ngoài việc khám phá sự phát triển về công cụ và kỹ thuật đá, các cuộc khảo cổ, khai quật tại Hang Con Moong cũng đã phát hiện các dấu vết về nền văn hóa thông qua các công cụ làm từ đá, hệ thống bếp lửa, xương,…

Hàng chục ngàn năm đã trôi qua với sự biến đổi của môi trường sống và phát triển kỹ thuật chế tác công cụ lao động đã đưa con người tiến bộ hơn. Nhưng những dấu tích tồn tại ở Hang Con Moong đã và đang là nguồn thông tin quý báu về di sản của loài người qua các thời kỳ lịch sử.

=>Tìm hiểu thêm về bài viết: 8 di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận cập nhất mới nhất 

Di tích đền thờ Lê Hoàn

 Đền thờ Lê Hoàn
Di tích lịch sử Thanh Hóa – Đền thờ Lê Hoàn

Với giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990. Đến năm 2018, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Di tích lịch sử Thanh Hóa – Đền thờ Lê Hoàn tọa lạc tại xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một công trình kiến trúc cổ có hơn 1.000 năm lịch sử. Người dân đã xây dựng ngôi đền này để tưởng nhớ vua Lê Đại Hành.

Vua Lê Đại Hành không chỉ là người đặt nền móng cho triều đại Tiền Lê mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Tầm nhìn chiến lược, khả năng lãnh đạo và tầm ảnh hưởng to lớn của ông đã đóng góp vào nhiều thành tựu quan trọng ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và quốc phòng. Các thành tựu này đã khởi đầu một giai đoạn mới cho dân tộc sau hàng nghìn năm Bắc thuộc.

Đền thờ Lê Hoàn là ngôi đền cổ nhất tại Thanh Hóa. Đền đã tồn tại hàng trăm năm và trải qua biết bao biến cố lịch sử. Ngôi đền này hiện vẫn được chính quyền và người dân duy trì, tu bổ và tôn tạo. Đền thờ Lê Hoàn là một di tích lịch sử kiến trúc theo phong cách truyền thống của người Việt, thể hiện sự tôn thờ và truyền thống cổ xưa.

Suốt nhiều thế kỷ, đền thờ Lê Hoàn vẫn luôn là nơi mà hậu thế có thể hướng về để thể hiện lòng kính trọng, ngưỡng mộ và tri ân vị anh hùng này. 

Cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng – “chứng nhân” lịch sử hào hùng tại Thanh Hóa

Di tích lịch sử Thanh Hóa – Cầu Hàm Rồng nằm tại thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, cầu Hàm Rồng là nhân chứng lịch sử đầy hào hùng cho ý chí quật cường của người dân xứ Thanh. Ngày nay, du khách đến Thanh Hóa có cơ hội trải nghiệm, chụp ảnh và thưởng ngoạn toàn bộ vẻ đẹp của thành phố khi đứng trên cây cầu này.

Vào năm 1904, cầu Hàm Rồng Thanh Hóa được xây dựng bởi các kỹ sư người Pháp với thiết kế vòm thép độc đáo không cần trụ giữa. Cấu trúc ban đầu có nhiều điểm tương tự với cầu Long Biên ở Hà Nội với đường ray xe hỏa chạy giữa và đường ô tô cũng như đường dành cho các phương tiện thô sơ ở hai bên. Vào thời đó, đây được coi là cây cầu hiện đại nhất tại Đông Dương.

Nằm ở phía Bắc Thanh Hóa, cầu Hàm Rồng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông và được xem như “yết hầu” của con đường huyết mạch. Do đó, cây cầu chứng kiến và gắn liền với lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong trận không chiến tại cầu Hàm Rồng vào năm 1965.

Dù chịu mưa bom và đạn lạt, cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững mạnh mẽ như một biểu tượng của tinh thần kiên cường, bất khuất của nhân dân Thanh Hóa. Vào năm 1973, cây cầu này đã được khôi phục và trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa tại xứ Thanh.

Kết luận

Trên đây là 6 di tích lịch sử Thanh Hóa mà du khách không nên bỏ lỡ nếu ghé thăm xứ Thanh. Đến với nơi đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn trọn vẹn nét kiến trúc cổ kính, phong sương còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử đầy hào hùng của xứ Thanh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.