Khi nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh, người ta không chỉ nhắc đến Chợ Bến Thành, nơi được xem là biểu tượng của TPHCM, hay những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác như phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhà thờ Đức Bà, Landmark 81,…
Ngoài ra, thành phố còn sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Và trong số những di tích đó, chúng ta không thể không kể đến di tích lịch sử Ngã Ba Giồng, một trong những khu di tích mà cho đến nay vẫn in đậm những dấu ấn lịch sử từ thời chống thực dân Pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những ý nghĩa lịch sử của di tích Ngã Ba Giồng chi tiết qua bài viết ngay dưới đây.
Nội dung
Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng ở đâu?
Nhìn từ trên cao, khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng tựa như một viên ngọc quý, có diện tích rộng hơn 10ha, nằm tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa tên gọi Ngã Ba Giồng
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng, tại sao nơi đây được gọi với tên gọi là Ngã Ba Giồng? Thực ra, tên gọi đầy đủ của nơi đây là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng. Theo tiếng Hán Việt, “giồng” được hiểu là một dải đất phù sa màu mỡ, thường nhô cao lên ở những nơi ven sông.
Từ thuở mới được hình thành, vùng đất này có nhiều cây Bằng Lăng. Bên cạnh đó, nơi đây còn là điểm giao nhau của 3 tuyến đường là Phan Văn Hớn, Dương Công Khi và Phan Văn Bứa. Do đó mà người dân nơi đây đã đặt tên cho nơi này là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng. Về sau, để thuận tiện cho việc giao tiếp, người dân đã rút gọn tên gọi nơi này lại thành là Ngã Ba Giồng.
Lịch sử khu di tích Ngã Ba Giồng
Vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/11/1940, nhân dân tại khu vực Ngã Ba Giồng đã cùng nhau vùng lên khởi nghĩa để cùng hưởng ứng cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp một cách không thương tiếc.
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp đã tăng cường các chiến dịch đàn áp và khủng bố nhân dân, đặc biệt là người dân sống tại vùng Hóc Môn – Bà Điểm. Để tăng thêm sự răn đe đối với nhân dân ta, quân Pháp đã cho xây dựng 3 trường tập bắn. Trong đó, Ngã ba Giồng đã trở thành trường bắn thứ ba của quân Pháp. Và cũng chính tại nơi này đã ghi chép về những tội ác tàn bạo của giặc pháp và bọn tay sai.
Tại các trường bắn này, thực dân Pháp đã thực hiện các chủ trương tử hình các lãnh đạo cách mạng của Đảng cùng với những người dân yêu nước khác. Hai trường bắn trước đó đã đưa nhân dân đến xem xử bắn công khai, với mục đích uy hiếp tinh thần cách mạng.
Tuy nhiên, kế hoạch xử bắn công khai đã mang lại hiệu quả ngược, khi nhân dân chứng kiến sự tàn ác của thực dân Pháp và cảm nhận được sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ cộng sản. Thay vì sợ hãi, những hành động này tàn ác này đã khiến lòng yêu nước của nhân dân ngày càng gia tăng và bùng cháy mạnh mẽ, dẫn đến sự phản kháng quyết liệt của người dân.
Rút kinh nghiệm tại 2 trường bắn trước đó, thực dân Pháp đã cho xây dựng trường bắn thứ 3 tại Ngã Ba Giồng, một khu vực hoang vắng, có dân cư thưa thớt, nhằm tránh sự phản kháng của nhân dân. Trường bắn này có kết cấu kiên cố, với mô đất dài 12m, cao 2,2m, và 06 cột bắn cao 1.7m, hướng về phía đồng ruộng (bưng Tràm Lạc).
Từ năm 1941 trở đi, tại Ngã Ba Giồng đã không ít lần chứng kiến thực dân Pháp xả súng xử tử những chiến sĩ cách mạng của ta, gây ra cái chết của hàng trăm chiến sĩ cộng sản và các đồng bào yêu nước.
Theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ, những vùng như Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một đã chứng kiến sự tàn ác của thực dân Pháp, khi họ bắt giữ và thực hiện xử bắn đối với 903 cán bộ, đảng viên, và nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa tại chính Ngã Ba Giồng.
Trong số những người hy sinh, có các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Văn Cừ – nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phan Đăng Lưu – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Minh Khai – nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, và Võ Văn Tần – nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng được công nhận năm nào?
Mặc dù đã hơn 80 năm trôi qua, nhưng những đau thương mất mát, những sự hy sinh anh dũng của những chiến sĩ cộng sản vẫn mãi mãi được lưu giữ tại nơi đây. Nhờ những giá trị lịch sử được bảo tồn qua năm tháng, mà vào ngày 30/12/2002, khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng đã được nhà nước ta công nhận và xếp hạng là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.
Các công trình kiến trúc tại Ngã Ba Giồng
Vào ngày 30/4/2005, nhân dịp ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng đã chính thức được đưa vào xây dựng và tu sửa nhằm tôn vinh những anh hùng đã hy sinh tại Ngã Ba Giồng. Khu di tích được quy hoạch trên mảnh đất rộng khoảng 73.708m2 với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng.
Kiến trúc nơi đây được kết hợp kiểu cách truyền thống cùng vẻ đẹp hiện đại, bao gồm các công trình như đền thờ, nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước, sảnh chính…
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng một cách chi tiết nhất. Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những giá trị lịch sử được lưu giữ tại nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.