Văn Hoá

Di tích thành nhà Hồ, dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam

1/5 - (1 bình chọn)

Khi nhắc đến các khu di tích lịch sử của Việt Nam, chúng ta không thể nào không kể đến di tích thành nhà Hồ, một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, được xây dựng từ thời nhà Trần. Hôm nay, hãy cùng mình khám phá khu di tích lịch sử thành nhà Hồ trong bài viết này ngay!

Giới thiệu về di tích lịch sử thành nhà Hồ

Di tích thành nhà Hồ
Khám phá di tích lịch sử thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ ở đâu?

Thành nhà Hồ tọa lại trên mảnh đất thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km và cách thành phố Hà Nội 140km.

Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm nào?

Theo các tài liệu lịch sử, ngày trước thành nhà Hồ có tên khác là Tây Đô. Thành được vua Trần Nhân Tông giao cho đại thần Hồ Quý Ly phụ trách xây dựng vào năm 1397. Sau đó, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và lập nên triều đại nhà Hồ vào năm 1400.

Di tích thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào?

thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ xây dựng thế nào?

Theo các chuyên gia sử học và kĩ sư kiến trúc nhận định rằng, hệ thống mái vòm của thành nhà Hồ được sử dụng một kĩ thuật đó là kĩ thuật gạch nêm. Bằng cách đắp đất tạo thành hình vòm, một đầu dày, một đầu mỏng. Khi xếp các khối đá tảng thành hình vòm thì những tảng đá này tự xếp chặt lại, giúp cho mái vòm được cố định và không bị xập.

Sau khi đã gần hoàn thiện phần ghép đá, thợ sẽ xúc đất nền để vận chuyển đưa đi nơi khác. 3 bức tưởng thành ở phía đông, nam và tây đều có kĩ thuật xây dựng tương tự nhau.

Phía dưới đáy của thành được trải đều một lớp đá lót để tránh tình trạng lún về sau. 4 đến 5 hàng đá được mài nhẵn, xếp phía trên có kích thước lớn, càng lên cao, bề ngang càng nhỏ dần. Nằm trong tường thành được đổ đá và sỏi cùng đất xét để tăng thêm phần kiên cố cho tường thành.

Xem thêm:  Khám phá quần thể di tích cố đô Huế - Biểu tượng lịch sử Việt Nam

Khu di tích lịch sử thành nhà Hồ được UNESCO công nhận vào năm nào?

Khu di tích lịch sử thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011 với 2 tiêu chí chính là:

  • Đóng góp to lớn trong việc khám phá về kiến trúc, công nghệ điêu khắc và quy hoạch cho thành phố . Qua đó để lại nhiều giá trị văn hóa cho con người.
  • Thành nhà Hồ là một công trình lâu đời, mang đậm những giá trị lịch sử vô cùng sâu sắc đối với lịch sử nhân loại.

Trước đó, vào năm 1962, di tích thành nhà Hồ cũng đã được bộ văn hóa – thể thao và du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia và có giá trị đặc biệt trong văn hóa và lịch sử dân tộc.

>> Xem thêm bài viết: 8 di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận cập nhất mới nhất

Toàn cảnh khu di tích thành nhà Hồ

Toàn cảnh thành nhà Hồ
Toàn cảnh di tích thành nhà Hồ

Kiến trúc thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc có 1 0 2 của lịch sử Việt Nam khi thành chỉ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, cho đến năm 1402 thì thành mới được hoàn thiện 1 cách hoàn hảo nhất. Hãy cùng mình khám phá kiến trúc thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào nhé!

Kiến trúc thành Nội

thành nội
Thành nội – di tích thành nhà Hồ

Thành Nội được xây dựng với chiều dài 870,5m theo hướng bắc – nam và có chiều dài là 883,5m theo hướng đông – tây. Bốn cổng thành của thành nhà Hồ được đặt với những cái tên uy nghi là tiền – hậu- tả – hữu ( trước – sau – trái – phải ).

Các cổng thành của thành nội đều được xây dựng với thiết kế mái vòm, các tảng đá to lớn, chắc chắn xếp chồng lên nhau. Thành được xây dựng bởi những người thợ có trinh độ tay nghề cao.

Các tảng đa to lớn và nặng đến hàng chục tấn được xếp với nhau tại thành một khối vô cùng chắc chắn. Trải qua nhiều biến động và thăng trầm của lịch sử nhưng cho đến ngày nay, thành nhà Hồ vẫn sừng sững tồn tại sau 600 năm xây dựng.

Xem thêm:  Khám phá khu di tích thánh địa Mỹ Sơn – Dấu ấn của một nền văn minh hưng thịnh

Kiến trúc hào thành

hào thành
Kiến trúc hào thành

Kiến trúc của hào thành có chiều rộng khoảng 90m, phần đáy thành rộng khoảng 52m và có độ sâu khoảng 6,5m so với mặt đất. Phía dưới đáy hào thành được lót các lớp đá hộc, đá dăm nhằm tạo nên sự chắc chắn và kiên cố cho phần hào thành.

Kiến trúc La thành

la thành
Kiến trúc La thành

Nằm ở phía trước hào thành đó là La thành. La thành hiện tai là một mẫu đất cao khoảng 6m với bề mặt rộng khoảng 9,2m. Mặt ngoài la thành là dốc thẳng đứng, phía trong thì thoai thoải theo từng bậc, mỗi bậc cao khoảng 1,5m và được lót sỏi để tăng thêm phần kiên cố cho La thành.

La thành là một tuyệt tác kiến trúc của tự nhiên, tạo nên một bức tường của thiên nhiên, giúp người dân nơi đây tránh khỏi thiên tai và lũ lụt.

Kiến trúc đàn tế Giao Nam

đàn tế Giao Nam
Toàn cảnh đàn tế Giao Nam

Đàn tế Giao Nam là một kiến trúc lâu đời, được nhân dân xây dựng bên trong La thành, phía nam của thành nhà Hồ. Nơi đây có diện tích lên đến 35.000m2 và được chia thành nhiều tầng khác nhau. Phần đàn trung tâm có độ cao lên đến 21,7m trong đó phần đế đàn đã có độ cao lên đến 10,5m.

Kết luận

Di tích thành nhà Hồ là một kiến trúc độc đáo của xứ Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị và nét đẹp trong văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nếu như có cơ hội đến vơi Nghệ An, bạn đừng quên tham quan thành nhà Hồ để cảm nhận những giá trị lịch sử nơi đây nhé.

Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ về thành nhà Hồ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Hãy luôn theo dõi mình để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Xem thêm: