Mặc dù có lịch sử hình thành không quá lâu đời, nhưng Bình Dương có nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa hóa đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên hay lễ hội đua thuyền,…. Một trong số đó, không thể không kể đến lễ hội chùa bà Thiên Hậu, được tổ chức vào tháng giêng hằng năm tại chùa bà Thiên Hậu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của lễ hội chùa bà Thiên Hậu chi tiết qua bài viết ngay dưới đây. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào!
Nội dung
Nguồn gốc của lễ hội chùa bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu, hay còn được gọi là Chùa Bà Bình Dương hoặc Miếu Bà Thiên Hậu, có địa chỉ tại số 4, đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa bà Thiên Hậu được xây dựng bởi cộng đồng người Việt gốc Hoa, với mục đích thờ vị thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vị thần này là một người phụ nữ có tấm lòng cao đẹp và được những người Hoa gốc Việt vô cùng kính trọng trong truyền thống.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với các nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc. Ban đầu, chùa nằm gần rạch Hương Chủ Hiếu, nhưng vào năm 1923, chùa Thiên Hậu xảy ra hỏa hoạn dẫn đến hư hại nghiêm trọng. Sau đó, cộng đồng người Hoa từ bốn bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, và Hẹ đã cùng nhau xây dựng lại chùa tại phường Phú Cường như ngày nay.
Cho đến nay, chùa Bà Thiên Hậu đã trở thành một trong những di tích lịch sử nổi bật của tỉnh Bình Dương, đánh dấu hơn 100 năm lịch sử hình thành và trở thành một biểu tượng quan trọng tại nơi đây. Lễ hội chùa bà Thiên Hậu cũng từ đó mà hình thành.
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội chùa bà Thiên Hậu
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu được tổ chức vào lúc nửa đêm ngày 14 đến sáng ngày 15 âm lịch tháng Giêng hàng năm tại chùa Thiên Hậu. Lễ hội không chỉ là dịp để lưu giữ và kế thừa những truyền thống đặc sắc từ thời cha ông, mà còn là cơ hội để người dân nơi đây thể hiện lòng tôn trọng và biết ơn đến với bà Thiên Hậu, vị thần đã ban cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc qua bao thế hệ.
Ý nghĩa của lễ hội chùa bà Thiên Hậu Bình Dương
Người dân nơi đây tin rằng, bà Thiên Hậu là vị thần đã ban phúc cho cuộc sống của họ được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội chùa bà Thiên Hậu là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với bà Thiên Hậu. Đồng thời, đây còn là cơ hội để họ có thể cầu nguyện cho cuộc sống bình an.
Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để kết nối mọi người lại với nhau. Qua đó duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống đặc trưng, và việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân gian. Đồng thời, lễ hội chùa bà Thiên Hậu còn đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo tồn những di sản văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các hoạt động trong lễ hội chùa bà
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu thường diễn ra trong khoảng 3 ngày, bắt đầu từ ngày 13 âm lịch đến ngày 15 âm lịch. Trong đó, ngày 13 âm lịch sẽ là ngày để người dân nơi đây có thể chuẩn bị lễ hội. Còn ngày 14 và ngày 15 âm lịch là hai ngày chính thức diễn ra lễ hội, với nhiều hoạt động và sự kiện quan trọng như cúng bái, rước kiệu bà,….
Chuẩn bị tổ chức lễ hội
Vào mỗi dịp lễ hội hằng năm, chùa bà đón tiếp hàng ngàn lượt khách du lịch đến để hành hương, cúng bái, và dâng lễ vật lên bà Thiên Hậu, với hy vọng nhận được sự ban phước bình an, sức khỏe, và tài lộc,… Do đó mà công tác chuẩn bị cho lễ hội chùa bà Thiên Hậu thường được người dân nơi đây thực hiện một cách vô cùng chu đáo và tỉ mỉ.
Vào những ngày trước khi lễ hội được diễn ra, khuôn viên của chùa Thiên Hậu thường được trang trí lỗng lẫy với nhiều loại lồng đèn với các màu sắc sặc sỡ, cùng các loại cờ hội kéo dài từ cửa tam quan cho đến bên trong đền thờ. Trong số những chiếc đèn lồng được trang trí tại chùa, đặc biệt có 12 chiếc đèn lồng to và nổi bật nhất, mỗi chiếc tượng trưng cho 1 tháng trong năm, được treo ở phía trước chính điện nhằm tạo nên không khí trang trọng cho lễ hội.
Ngày đầu tiên của lễ hội chùa bà
Ngày 14 tháng Giêng âm lịch là thời điểm bắt đầu diễn ra lễ hội. Vào ngày này, lễ hội được tổ chức với những lễ nghi và tục lệ độc đáo theo tín ngưỡng của người Hoa. Những món lễ vật được dâng lên cho bà Thiên Hậu bao gồm lợn quay, gà, ngỗng, cùng trái cây, bánh, và hoa,…
Khởi đầu cho lễ hội là lời khấn khai mạc, theo sau là một bản văn tế được viết bằng tiếng Quảng Đông. Nội dung của bài văn tế chủ yếu là ca tụng công đức và những đóng góp to lớn của Bà Thiên Hậu với cuộc sống của người dân. Qua đó thể hiện lòng biết ơn chân thành từ người dân đến với bà Thiên Hậu.
Sau khi bài văn tế kết thúc, ban tổ chức lễ hội sẽ thực hiện việc bốc thăm để tìm ra người cầm ấn, và bước lên trước bàn thờ bà Thiên Mẫu để đóng mộc lên tờ giấy đỏ với nội dung là 2 dòng chữ: “Khai ấn đại kết” và “Hợp cảnh bình an” để dán lên đền thờ.
Cuối cùng là tục “Thỉnh Lộc Bà” bằng cách sử dụng những cây nhang lớn và đèn lồng phất giấy. Việc này mang ý nghĩa rằng sẽ mở ra con đường làm ăn thuận lợi cho người dân, và mang đến sự tươi sáng cho năm mới.
Ngày thứ 2 tổ chức lễ hội chùa bà Thiên Hậu
Ngày thứ 2 cũng là ngày cuối cùng tổ chức lễ hội được thực hiện vào lúc 4 giờ sáng ngày 15 âm lịch. Lúc này không gian của tất cả các điện thờ trở nên lung linh với những ánh đèn và nến thắp sáng lung linh, phát ra mùi trầm hương thơm ngào ngạt. Thời điểm này cũng là lúc mà người dân các nơi đến để dâng hương lên bà Thiên Hậu và cầu mong sự bình an và may mắn.
Hoạt động đặc sắc nhất ngày này có lẽ là hoạt động dâng kiệu bà đi qua các tuyến phố tại thành phố Thủ Dầu Một. Mở đầu cho đoàn rước là 4 con Hẩu hình sư tử rồng vàng. Theo sau đó là những thanh niên cầm cờ hiệu, thanh long đao, và các đội múa lân. Những đoàn xe gắn hoa rực rỡ, cùng với các cô thiếu nữ thắt nơ và mang giỏ hoa vải đầy màu sắc.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa đặc sắc của lễ hội chùa bà Thiên Hậu. Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa của lễ hội cũng như con người nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.