Kiến Thức - Chia Sẻ

Khám phá nét đẹp văn hóa lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày

Xếp hạng bài viết

Khám phá chi tiết lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày

Lễ hội Lồng Tông là một lễ hội vô cùng đặc biệt của đồng bào dân tộc người. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa và truyền thống lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc Tày. Để biết được những nét văn hóa đặc sắc, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lễ hội Lồng Tông qua bài viết dưới đây

Nguồn gốc của lễ hội Lồng Tông

Lễ hội lồng tông huyện chiêm hóa
Lễ hội Lồng Tông huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang

Có rất nhiều câu chuyện nói về nguồn gốc ra đời của lễ hội Lồng Tông. hẳng hạn như “sự tích thác mưa rơi” được người dân huyện Chiêm Hóa kể lại. Mỗi nơi, người dân loại đều có những câu chuyện khác nhau để kể về nguồn gốc ra đời của lễ hội. Tuy nhiên, các câu chuyện đều có một điểm chung là các câu chuyện đều kể về những nhân vật gần gũi với đời sống của người dân nơi đây. Họ có thể là những người bảo vệ dân làng, hoặc bảo vệ mùa màng. Đến khi những người này qua đời, họ được người dân bản địa suy tôn thành thần thánh và được thờ cúng.

Chính vì những câu chuyện được kể lại ấy mà lễ hội Lồng Tông được gắn liền với việc cúng bái tại các đình, các đền, các miếu,.. Tại mỗi nơi khác nhau, đồng bào người Tày sẽ thờ cúng những vị thần khác nhau. Có nơi thời thiên thần, địa thần, có nơi thờ cả nhân thần. Tất cả họ đều là những vị thần phù hộ cho cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày được ấm no, bình an, hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Lễ hội Lồng Tông được diễn ra vào thời điểm nào và ở đâu?

Chỉ tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, lễ hội Lồng Tông được diễn ra chủ yếu ở các địa bàn trên 5 huyện là Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình, Hàm Yên và Sơn Dương. Tuy nhiên lễ hội Lồng Tông ở huyện Chiêm Hóa là lễ hội được diễn ra với quy  mô và nội dung hình thức tổ chức được xem là lớn nhất.

Xem thêm:  Khám phá nét đẹp văn hóa xứ Đông - Lễ hội mùa thu

Lễ hội Lồng Tông được đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân, vào thời điểm giao mùa của trời đất. Thời gian diễn ra lễ hội thường là vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hằng năm.

Nét đẹp văn hóa của lễ hội Lồng Tông

những nét đẹp văn hóa của lễ hội
Những nét đẹp văn hóa của lễ hội Lồng Tông

Lễ hội Lồng Tông được tổ chức gắn liền với việc thờ cúng đền Bách Thần. Đây là nơi hội tụ các vị thần trên nhân gian. Có thể kể đến như:

  • Thiên thần có Ngọc Hoàng Thượng Đế.
  • Địa thần gồm có Thần linh, Thổ địa, Lồng Vương, Sơn thần, Thủy thần.
  • Nhân thần gồm có Vua Hùng, Âu Cơ và những người có công với đất nước được người dân nơi đây phong thánh.
  • Đền Bách thần còn thờ Tam Quang gồm có Nhật, Nguyệt, Tinh đại diện cho 3 yếu tố là mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Lễ hội Lồng Tông được diễn ra như thế nào?

Cuộc thi khâu còn được tổ chức vào sáng mùng 7

Cuộc thi may còn
Cuộc thi may còn của các cô gái dân tộc Tày

Vào sáng mùng 7 tháng Giêng, lễ hội Lồng Tông được bắt đầu với cuộc thi “khâu còn”. Đây là cuộc thi nhằm thể hiện sự khéo léo và duyên dáng của các cô gái Tày.

Sau khi cuộc thi kết thúc sẽ chọn ra 100 quả còn để dâng cúng đền Bách Thần. Quả còn được các cô gái Tày làm bằng vải tứ sắc, khâu thành 4 mũi và 2 mặt. Bên trong quả có chứa gạo, thóc và cát. Gạo tượng trưng cho kết quả của quá trình lao động của người dân địa phương. Hạt thóc tượng trưng cho hạt giống còn cát tượng trưng cho đất để trồng cây.

Những quả còn này sẽ được khắc tên của gia đình người khâu và sẽ được xếp vào mâm để dâng cúng Bách Thần và sẽ được tung vào sáng mùng 8 ngày hôm sau.

Cúng đền Bách Thần vào sáng mùng 8

Vào sáng sớm ngày mùng 8 tháng giêng, người dân sẽ bắt đầu dâng lễ cúng các thần linh tại đền Bách Thần. Lễ vật dâng cúng các thần linh bao gồm có lễ chay và lễ mặn.

  • Lễ chay sẽ gồm có các món như bánh chưng, bánh dày, bánh lẳng, bánh khảo, hoa quả, trầu cau và tiền vàng giấy,…
  • Lễ mặn bao gồm gà sống thiến, xôi ngũ sắc, rượu và 1 mâm quả còn được xếp chỉnh chu từ 100 quả còn chọn từ cuộc thi khâu còn ngày mùng 7.
Xem thêm:  Khám phá sự độc đáo của Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang

Bắt đầu hành lễ và dâng hương, người chủ tế sẽ mặc áo chàm dài vạt chéo, quần màu chàm. Người chắp sự lễ sẽ là người đọc văn khấn, đồng bào gọi người này là ông thái. Người dâng hương, rượu được đồng bào gọi là ông mo sẽ mặc áo chàm dài, vạt chéo, quần chàm, đầu chít khăn đỏ.

Khi bắt đầu hết tuần nhang, ông Thái sẽ khấn xin thần linh thụ lộc. Khi việc cúng tế xong, mâm lễ mặn vẫn sẽ được để trên bàn thờ. Với các mâm lễ khác để trong gian đại bái sẽ được đưa ngoài sân để rước về nơi tổ chức phần hội. Với các mâm Tông tức là các mâm lễ vật sẽ do một chàng trai và một cô gái Tày bưng, rước đến đền Bách thần để tổ chức phần hội này.

Khi xong việc ông mo sẽ lên hương rót rượu . Ông Thái sẽ đọc văn khấn và mời Bách Thần về dự lễ hội Lồng Tông, cầu mong Bách thần sẽ phù hộ cho người dân nơi đây có một cuộc sống sung túc ấm no hạnh phúc mùa màng bội thu.

Các hoạt động của lễ hội Lồng Tông

Sau khi đã cúng bái xong, người dân bắt đầu tổ chức các hoạt động vui chơi. Họ sẽ tổ chức hoạt động ném còn. Khi quả còn được tung lên tức là đã báo hiệu cho một năm mới đầy hạnh phúc của đồng bào dân tộc người Tày.

Ông mo sẽ cho từng người ném quả còn, ai ném được trúng đích thì sẽ được phát lộc. Bên cạnh đó, người đại diện chính quyền hoặc người có uy tín sẽ thay mặt nhân dân xuống đồng cày ruộng để thể hiện những đường cày đầu tiên cho năm mới.

Một số trò chơi nhân gian cũng được người dân tổ chức vui chơi như đá gà, chọi chim, đi cà kheo, đấu vật, kéo co,…

Kết luận

Lễ hội Lồng Tông là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Mỗi nét đẹp của một dân tộc sẽ tô thêm vẻ đẹp cho văn hóa Việt Nam ta. Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ cho bạn về lễ hội Lồng Tông. Hãy luôn theo dõi website của mình để đọc được nhiều bài viết bổ ích khác nhé!