Văn Hoá

Khám phá 10 di tích lịch sử Bạc Liêu được công nhận di tích quốc gia

5/5 - (1 bình chọn)

Khi nhắc đến vùng đất Bạc Liêu, người ta không chỉ nghĩ đến những câu chuyện xoay quanh về công tử Bạc Liêu, những lần “đốt tiền” của Hắc công tử và Bạch công tử; Bạc Liêu còn được biết đến với những di tích lịch sử nổi tiếng, tồn tại hàng trăm năm nay. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 10 khu di tích lịch sử Bạc Liêu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia qua bài viết ngay sau đây.

Di tích Đồng Nọc Nạng

di tích đồng Nọc Nạng
Khu di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng

Đồng Nọc Nạng nằm tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai. Nay thuộc ấp 4, xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây có diện tích quy hoạch và tôn tạo lên đến 35.000 m². Trong đó diện tích bảo vệ là 10.279 m².

Di tích Đồng Nọc Nạng là một trong những địa điểm lịch sử nổi tiếng, khi chính tại nơi này từng chứng kiến một sự kiện tranh chấp về đất đai, với cuộc đụng độ giữa địa chủ và nông dân địa phương vào năm 1928, khiến 17 người mất mạng. Sự việc này đã làm nổi bật vụ án Nọc Nạng, khi tòa án cuối cùng đã ủng hộ và đứng về phía nông dân.

Cánh đồng Nọc Nạng đã trở thành biểu tượng đặc biệt trong lịch sử khu vực Nam Bộ. Nơi đây nổi tiếng đến mức đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm như phim, cải lương và kịch.

Vào ngày 30/8/1991, nhà nước ta đã công nhận Đồng Nọc Nạng là một trong những di tích lịch sử Bạc Liêu được xếp hạng là di tích cấp quốc gia; bao gồm sân phơi lúa và khu mộ ông bà Tám Luông (Hương chánh Luông).

Sau những thảm kịch năm xưa, anh em ông Biện Toại đã xây một khu mộ rộng 700 m² để an táng và xây nhà mồ. Những người thiệt mạng sau đó được chôn cất gần đó, trước khi được quy tập về khu mộ chung vào năm 1963. Đồng thời, những người anh em của ông Mười Chức cũng được an táng tại đây sau khi qua đời.

Năm 2008, tỉnh Bạc Liêu đã khánh thành việc trùng tu và mở rộng khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đồng Nọc Nạng. Khu di tích này bao gồm các hạng mục như khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, và cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và bọn tây cướp lúa, với tổng đầu tư lên đến hơn 8 tỷ đồng.

Ngoài ra, lễ hội Đồng Nọc Nạng diễn ra hàng năm từ ngày 15 đến 17/2 âm lịch tại khu di tích lịch sử Nọc Nạng. Đây là dịp để nhân dân có thể kỷ niệm và tưởng nhớ về sự kiện lịch sử đặc biệt này.

Di tích lịch sử Tháp Vĩnh Hưng

di tích tháp vĩnh hưng
Di tích Tháp Vĩnh Hưng Bạc Liêu

Di tích Tháp Vĩnh Hưng là một trong những di tích lịch sử kiến trúc quan trọng của nền văn hóa Óc Eo tại vùng Nam Bộ Việt Nam. Khu di tích nằm tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Đây là một trong những tháp cổ hiếm hoi được bảo tồn cho đến tận ngày nay.

Tháp Vĩnh Hưng được xây dựng trên một ngọn đồi với diện tích khoảng 100m2100 m2, với cửa tháp hướng về phía Tây Nam. Cuộc khai quật đã làm hiện lên phần chân tháp gồm bình đồ gần vuông khoảng 9,44 x 9,36 m, cao khoảng 10 m.

Sự kỳ diệu của tháp không chỉ nằm ở chiều cao và diện tích chân tháp tạo, mà còn ở cách sử dụng móng dàn trải trên không gian rộng để chống sụt lún, đặc biệt trên vùng đất yếu. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, đá và ngói, trong đó gạch có nhiều loại, kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là loại hình chữ nhật.

Trước khi được biết đến với tên gọi là tháp Vĩnh Hưng, nơi đây đã từng sở hữu nhiều tên gọi khác nhau như tháp Trà Long, tháp Lục Hiền,… Năm 1992, di tích lịch sử Tháp Vĩnh Hưng đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh

đền thờ bác Hồ
Khu đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bạc Liêu

Di tích đền thờ của chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 1972, tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ban đầu, việc xây dựng đền thờ cho Bác Hồ đã bị quân đội Sài Gòn phát hiện và phá hủy đến tận 2 lần. Tuy nhiên, với nỗ lực của nhân dân nơi đây, đền thờ cũng đã được xây dựng hoàn thành.

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn vì phải vượt qua các trạm kiểm soát của địch. Tuy nhiên, với sự đoàn kết và nỗ lực của người dân nên đền thờ đã hoàn thành chỉ trong 24 ngày đêm, vào ngày 25/04/1972. Lễ khánh thành đền thờ được tổ chức vào ngày 19/5/1972, đúng vào ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với sự hân hoan của hàng ngàn người dân nơi đây.

Xem thêm:  8 di tích lịch sử Việt Nam được UNESCO công nhận cập nhất mới nhất 

Đền thờ bác Hồ rộng khoảng 11.000m², với các công trình kiến trúc chính như đền thờ, nhà bao che, nhà trưng bày, hội trường và phòng làm việc, cùng với khu vực dịch vụ và vườn cây xanh,…. Đặc biệt, công trình hồ sen nằm chính giữa khuôn viên của đền thờ đã tạo điểm một điểm nhấn thu hút.

Nơi đây được xem là một trong những đền thờ đẹp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách và nhân dân đến thăm vào các ngày lễ lớn và ngày sinh nhật của Bác Hồ. Do đó mà vào năm 1998, đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Bạc Liêu – đình An Trạch

di tích đình An Trạch
Khu di tích lịch sử đình An Trạch Bạc Liêu

Di tích Đình An Trạch được xây dựng từ năm 1877, tọa lạc tại xã Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ban đầu đình đơn giản chỉ là một mái nhà ba gian. Nhưng sau khi trải qua các giai đoạn phát triển, đình đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế và đồ sộ hơn với kiểu dáng cung đình Huế.

Đình An Trạch có kiến trúc đa dạng, gồm nhiều công trình kiến trúc như Ngôi đình chính, sân đình, nhà hậu đình, và hai dãy nhà Đông Lang và Tây Lang. Kiến trúc đình ghi dấu ấn của thời kỳ vua Khải Định với việc được sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Đây cũng là nơi tưởng nhớ danh sĩ Nguyễn Công Trứ, được dân gian tôn vinh, và hàng năm tổ chức lễ giỗ Ông.

Ngoài những giá trị văn hóa, di tích đình An Trạch còn ghi lại những dấu ấn lịch sử khi nơi đây còn từng là nơi tổ chức các hoạt động cách mạng trong chiến tranh Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Di tích lịch sử đình An Trạch đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử Bạc Liêu, được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Vĩnh Triều Minh)

Hoàng Thành Cổ Miếu
Di tích Hoàng Thành Cổ Miếu

Di tích Thành Hoàng Cổ Miếu hay còn được gọi với tên gọi là Chùa Vĩnh Triều Minh, được xây dựng vào năm 1865 tại phường 3, thị xã Bạc Liêu. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng các vị tiền bối đã có công xây dựng và mở mang vùng đất này từ xa xưa, mà còn là biểu tượng văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Hoa tại Bạc Liêu.

Chùa được xây dựng hướng về sông Bạc Liêu, với cửa chính được lắp ghép từ cột đá xanh chạm khắc rất tinh xảo, hình ảnh rồng, hạc, mây… Toàn bộ kiến trúc chùa theo mô hình “Quốc” – một kiến trúc cung đình thời Minh ở Trung Quốc.

Trong chùa Vĩnh Triều Minh, các hoa văn được chạm khắc tinh xảo như thú, cây cảnh, lá và các vị tiên. Đặc biệt, khánh thờ Thành hoàng trang trí với một chiếc bàn dài bằng gỗ quý và một chiếc lư đồng cao khoảng 70cm, loại lư mắt tre quý hiếm tại Việt Nam.

Vào ngày 24 đến 26/7 âm lịch hàng năm, Lễ Thành hoàng được tổ chức liên tục trong 3 ngày 3 đêm, với các nghi lễ như chiêm bái, cúng cô hồn và phát gạo.

Mặc dù là một di sản vô giá của vùng đất này. Nhưng hiện nay, một số phần trong chùa đã xuống cấp, hư hỏng và cần được trùng tu, tôn tạo để duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử của nơi này.

Di tích Thành Hoàng Cổ Miếu đã được nhà nước ta xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Bạc Liêu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử chùa Bang Bạc Liêu

di tích chùa Bang
Khu di tích chùa Bang

Phước Đức cổ miếu, hay còn được gọi là chùa Bang, nằm tại số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, là một công trình xây dựng từ năm 1810 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa tại Bạc Liêu. Ban đầu, miếu được dựng để thờ các vị thần như Bổn Đầu Công, Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu.

Di tích chùa Bang ngày nay có diện tích 580 m², được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Quốc, một lối kiến trúc cung đình triều Minh. Công trình toàn bộ làm từ gỗ, tường xây và mái lợp ngói ống, với các tấm biển và linh thú được chạm khắc tinh xảo. Phước Đức chính thần là vị thần được thờ chính tại đây, bảo vệ đất đai và con người.

Ngoài việc là nơi thờ cúng các vị thần, Phước Đức cổ miếu còn tổ chức hàng năm các lễ hội lớn như Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), và lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 – 13 tháng 12 âm lịch). Đây cũng từng là nơi hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh vào năm 1939.

Với những giá trị nghệ thuật và văn hóa được lưu giữ tại nơi đây mà vào ngày 24/11/2000, di tích lịch chùa Bang đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Miếu Ông Bổn Bạc Liêu

Di tích lịch sử Miếu Ông Bổn tọa lạc tại phường 8, TP. Bạc Liêu, là một trong những ngôi miếu cổ đậm chất văn hóa người Việt gốc Hoa tại Bạc Liêu. Ban đầu, miếu được xây dựng nhằm thờ các vị thần như Bổn Đầu Công, Quan Đế, thần Nông và thổ địa. Dân gian gọi ngôi miếu là “miếu Ông Bổn”, sau đổi thành “Phước Đức cổ miếu” với việc thờ chính thần Phước Đức.

Xem thêm:  Top 9 di tích lịch sử ở Đà Lạt được công nhận di tích quốc gia

Năm 1910, miếu đã trải qua quá trình tu sửa và nâng cấp đáng kể. Kiến trúc của miếu thể hiện rõ nét đẹp cung đình triều Minh Trung Quốc, với nội thất và trang trí bên ngoài được chạm khắc tinh xảo, son vàng rực rỡ. Tuy nhiên, trải qua hơn 100 năm lịch sử, ngôi miếu đã có sự xuống cấp rõ rệt.

Ngoài thờ cúng các vị thần, Miếu Ông Bổn đã từng là nơi sinh hoạt văn hóa và cộng đồng, thể hiện sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư. Các lễ hội hàng năm như Vía Ông Bổn, lễ Vu Lan và lễ Kỳ yên là dịp quan trọng, góp phần thắt chặt đoàn kết và tương tác giữa người Việt, người Hoa và người Minh Hương. Đồng thời, đây cũng từng là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939.

Nhờ những giá trị văn hóa và lịch sử đó mà vào năm 2005, di tích miếu Ông BổnBồn đã được bộ văn hóa thể thao du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Bạc Liêu – chùa Cỏ Thum

chùa Cỏ Thum
Di tích chùa Cỏ Thum

Di tích Chùa Cỏ Thum bắt đầu được bắt đầu xây dựng từ năm 1832 dưới thời nhà Nguyễn, tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu. Nơi đây đã trở thành ngôi chùa với sứ mạng lan tỏa giáo lý Phật pháp cho vùng quê đầy phù sa, với trụ trì đầu tiên là Đại đức Sơn Prum.

Chùa sở hữu kiến trúc đồ sộ với nhiều công trình đặc trưng của Phật giáo Nam Tông Khmer, màu sơn vàng và đỏ phản ánh nét đặc trưng của hệ phái. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chùa Cỏ Thum đã trở thành nơi nuôi dưỡng và đào tạo các cán bộ cách mạng tại khu vực Tây Nam Bộ và cả Campuchia.

Ngoài ra, tại chùa còn có một tấm bia đá dùng để khắc tên những chiến sĩ và những nhà sư đã hy sinh bảo vệ tổ quốc tại nơi đây. Với những đóng góp cho lịch sử và văn hóa đó mà di tích Chùa Cỏ Thum đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2008.

Di tích lịch sử căn cứ Cái Chanh

Di tích lịch sử Cái Chanh Bạc Liêu
Di tích lịch sử Cái Chanh Bạc Liêu

Di tích căn cứ Cái Chanh nằm tại ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, Bạc Liêu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1949–1954), nơi đây đã từng là nơi hoạt động cách mạng của lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ,….

Trong giai đoạn kháng chiến 1973–1975, Di tích căn cứ Cái Chanh trở thành Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Tại đây, các hội nghị và quyết định quan trọng được đưa ra, bao gồm quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu lần thứ nhất và quyết tâm giải phóng tỉnh.

Cho đến nay, di tích căn cứ Cái Chanh vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ta như cổng, nhà trưng bày, nhà bia, nhà ở và làm việc của các lãnh đạo cách mạng, nhà hội trường, nhà bếp, nhà văn thư – y tế, nhà cơ yếu, nhà điện đài, nhà Ban xây dựng căn cứ, các hầm hố và nhiều công trình khác trên diện tích lên tới 50.000 m²,…

Vào năm 2011, di tích lịch sử căn cứ Cái Chanh đã được bộ văn hóa thể thao du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cho đến ngày 31/12/2020, thủ tướng chính phủ đã ban tặng danh hiệu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt với căn cứ Cái Chanh nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử vẫn đang được lưu giữ tại nơi đây.

Di tích lịch sử trận Giồng Bốm

di tích trận Giồng Bốm
Di tích lịch sử trận Giồng Bốm Bạc Liêu

Cách đây gần 80 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng gay gắt, Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo dưới sự lãnh đạo của cụ Cao Triều Phát đã tập hợp hơn hai ngàn tín đồ và chức sắc, thành lập lực lượng chiến đấu với 18 trung đội, tổng cộng hơn 80 ngàn quân.

Những trận đánh chống lại thực dân Pháp đã lan tỏa tiếng vang mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và các tầng lớp tín đồ Cao Đài, cũng như các tôn giáo khác, thức tỉnh tinh thần yêu nước và ý chí quyết liệt chống lại thế lực xâm lược.

Vào ngày 15/4/2022, nhà nước ta đã công nhận di tích lịch sử trận Giồng Bốm đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn trong lịch sử tại nơi đây.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau khám phá những giá trị văn hóa và lịch sử của 10 khu di tích lịch sử Bạc Liêu được nhà nước ta công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử và con người nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.