Văn Hoá

13 di tích lịch sử Bình Dương được công nhận di tích cấp quốc gia

3.6/5 - (12 bình chọn)

Khi nhắc đến tỉnh Bình Dương, chúng ta không chỉ nhắc đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Dầu Tiếng hay khu du lịch Đại Nam,… Bên cạnh đó, Bình Dương còn sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, tồn tại hàng trăm năm.

Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có tổng cộng 62 di tích lịch sử; trong đó có 13 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và 49 di tích lịch sử cấp tỉnh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 13 khu di tích lịch sử Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia qua bài viết ngay sau đây.

Khu di tích khảo cổ Dốc Chùa

di tích khảo cổ dốc chùa bình dương
Hiện vật tại khu di tích khảo cổ Dốc Chùa Bình Dương

Khu di tích khảo cổ Dốc Chùa hay còn gọi là Cầu Chùa, là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nằm ngay bên bờ sông Đồng Nai, thuộc xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khu di tích được phát hiện vào năm 1887 và được tiến hành khai quật qua nhiều đợt từ năm 1976 đến 1979. Các hoạt động khai quật đã tìm thấy nhiều hiện vật lịch sử, bao gồm các loại đồ gốm, đồ đồng và công cụ sản xuất từ thời tiền sử với niên đại khoảng 2.500 – 3.000 năm trước.

Với sự tham gia của các nhà khảo cổ học từ các viện, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật qua 3 đợt; tập trung chủ yếu vào hai hố khai quật chính trên sườn đồi, và đã thu được hàng trăm hiện vật từ thời xa xưa. Ngoài việc phát hiện các loại gốm cổ, các công cụ sản xuất từ đá, gốm, đồng,… Đoàn khảo cổ còn phát hiện 20 ngôi mộ cổ và một số tượng đồng mô phỏng các con vật được chôn trong mộ.

Với những phát hiện to lớn này, Khu di tích khảo cổ Dốc Chùa đã trở thành một kho tàng hiện vật quý báu, là minh chứng cho sự tiến bộ đáng kinh ngạc của xã hội loài người thời tiền sử tại khu vực Đông Nam Bộ.

Do đó mà vào ngày 28/12/2001, di tích khảo cổ Dốc Chùa Bình Dương đã được bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia, nhằm công nhận và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử mà nơi đây góp phần mang đến cho toàn nhân loại.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa

di tích cù lao rùa
Di tích cù lao Rùa Bình Dương

Di tích khảo cổ cù cù Lao Rùa nằm tại phường Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Các nhà khảo cổ đã ước tính rằng nơi đây có niên đại phát triển kéo dài qua hai giai đoạn chính là giai đoạn sớm từ 3500 đến 3000 trước Công nguyên và giai đoạn muộn từ 3000 đến 2700 trước Công nguyên. Tổng diện tích của khu vực này lên đến khoảng 277 hecta, có độ cao khoảng 15m so với mặt bằng khu vực xung quanh.

Di tích cù Lao Rùa được xem là một trong những di tích khảo cổ đầu tiên ở Đông Nam Bộ. Qua các hoạt động khai quật và khảo cổ, nơi đây được xác định là một khu di tích cư trú và mộ táng; với sự xuất hiện của nhiều công cụ bằng đá, đồ gốm và các mảnh gốm vỡ thuộc nhiều loại khác nhau, cùng với nhiều mộ táng.

Trải qua hơn một thế kỷ khai quật và nghiên cứu, di tích khảo cổ Cù Lao Rùa đã đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo tồn những di sản văn hóa thời tiền sử và trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Dương. Nhờ những đóng góp to lớn đó mà vào ngày 03/03/2009, Di tích khảo cổ cù Lao Rùa đã được bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Bình Dương Nhà tù Phú Lợi

Di tích nhà tù Phú Lợi
Di tích lịch sử Bình Dương – Nhà tù Phú Lợi

Di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi có địa chỉ tại phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nhà tù Phú Lợi được xây dựng vào năm 1957 dưới thời Ngô Đình Diệm, nhằm dành riêng cho việc giam giữ các chiến sĩ cách mạng và những người ủng hộ chế độ cộng sản thời đó.

Đỉnh điểm của bi kịch tại Nhà tù Phú Lợi xảy ra vào ngày 1/12/1958, khi một vụ đầu độc tù nhân chính trị do chế độ Mỹ – Diệm gây ra. Sự kiện đau lòng này đã khiến cho toàn thế giới phẫn nộ và lo lắng của những người ủng hộ hòa bình. Đồng thời, sự kiện này cũng khiến cho làn sóng đấu tranh của người Việt Nam trong việc đấu tranh giải phóng cho độc lập dân tộc.

Di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi chính là một “minh chứng sống”  về tội ác của chế độ Mỹ – Diệm trong chiến tranh Việt Nam. Nơi đây lưu giữ những kí ức đau thương về những người dân vô tội, những người dám đứng lên vì độc lập của dân tộc. Với những giá trị lịch sử đó mà vào ngày 10/07/1980, di tích nhà tù Phú Lợi đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát Bình Dương (Tam giác sắt)

địa đạo Tam Giác Sắt
Di tích địa đạo Tam Giác Sắt Bình Dương

Di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát là một trong những biểu tượng của nhân dân miền nam Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước. Địa đạo nằm trên 3 xã An Điền, An Tây và Phú An, tỉnh Bình Dương. Về sau, nơi đây trở thành cơ quan lãnh đạo của các cuộc kháng chiến tại khu bộ Miền Đông, Xứ ủy Nam Bộ và đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định.

Xem thêm:  Khám phá 16 di tích lịch sử Long An được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Kể từ năm 1948, Địa đạo Tây Nam Bến Cát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và sau này là cuộc chiến chống lại đế quốc Mỹ. Địa đạo được xây dựng như một mạng lưới làng ngầm nhằm liên kết các xã với nhau.

Nơi đây đã biến lòng đất trở thành một chiến trường đánh giặc. Với những thất bại liên tiếp của kẻ thù, di tích Địa đạo Tây Nam Bến Cát được quân địch gọi nơi đây với cái tên là “Tam Giác Sắt”.

Hiện nay, khu di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát Bình Dương có tổng diện tích lên đến 17ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc mang tính lịch sử, nhằm khơi dậy và tôn vinh quá khứ hào hùng của dân tộc. Do đó đó mà khu di tích lịch sử Địa đạo Tây Nam Bến Cát đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử Bình Dương được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 18/3/1996.

Khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ

di tích chiến khu Đ
Di tích lịch sử chiến khu Đ

Khu di tích chiến khu Đ được xây dựng từ tháng 2 năm 1946, ban đầu bao gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang thuộc Quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa và huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ được xem như trung tâm chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở chiến lược và phát triển lực lượng vũ trang cho phong trào cách mạng của nhân dân miền nam Việt Nam.

Trong suốt quãng thời gian từ năm 1946 đến năm 1975, di tích chiến khu Đ đã cùng nhân dân miền nam trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt, chứng kiến những chiến thắng vang dội của quân đội miền nam Việt Nam. Nơi đây cũng đóng góp một phần không nhỏ trong chiến thắng cuối cùng vào năm 1975 của quân đội Việt Nam.

Hiện nay, khu di tích lịch sử Chiến khu Đ thuộc ấp Đá Bàn, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được xem như một chứng tích lịch sử, thể hiện niềm tự hào của nhân dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua đó, vào ngày 11/5/2010, khu di tích lịch sử chiến khu Đ đã được bộ văn hóa thể thao du lịch nước ta công nhận là một trong những di tích tích lịch sử cấp quốc gia tại tỉnh Bình Dương.

Di tích lịch sử Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh hiện nay thuộc ấp Tân Định, xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Vào ngày 26/4/1975, với mục tiêu trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Sở chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh chuyển từ Tà Thiết đến ấp Căm Xe, Dầu Tiếng đến nơi đây để dễ dàng tiếp cận hơn với tình hình chiến trường.

Chiến dịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 26/4/1975 đến ngày 30/4/1975, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Văn Tiến Dũng và Chính ủy Phạm Hùng, đã ghi dấu ấn lịch sử hào hùng, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại miền nam Việt Nam.

Sở chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ quyết định của Bộ Chính trị, đó là giải phóng Sài Gòn – Gia Định, đem lại sự giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất Đất nước. Qua đó góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại trong mùa Xuân 1975.

Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, vào ngày 11/5/2010, Di tích Sở Chỉ huy Tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh đã được bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di tích chùa Hội Khánh

chùa Hội Khánh
Di tích chùa Hội Khánh

Di tích chùa Hội Khánh có địa tại số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trải qua những thăng trầm và biến cố trong của lịch sử, chùa Hội Khánh này không chỉ đơn thuần là một công trình kiến trúc tôn giáo, mà còn là biểu tượng của nền văn hóa sâu sắc của Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng.

Chùa không chỉ sở hữu nhiều hiện vật quý giá với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, mà còn nổi tiếng với bộ sưu tập Thập Bát La Hán và thập điện Minh Vương. Mỗi tác phẩm trong bộ sưu tập đều mang một nét đẹp riêng biệt, tạo nên một công trình điêu khắc gỗ tinh xảo, phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật truyền thống của vùng đất gỗ Bình Dương.

Di tích chùa Hội Khánh đã được bộ văn hóa thể thao du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 07/01/1993.

Khu di tích Nhà cổ Trần Văn Hổ

Di tích nhà cổ Trần Văn Hổ
Di tích nhà cổ Trần Văn Hổ 

Nhà cổ của ông Trần Văn Hổ hay còn được biết đến với tên gọi Tự Đẩu, nguyên là Đốc phủ sứ dưới thời thuộc địa Pháp có địa chỉ tại số 18 đường Bạch Đằng, Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Di tích nhà cổ Trần Văn Hổ được xây dựng vào năm 1890, có tổng diện tích lên đến 1.296m2, với phong cách thiết kế cổ điển với kiến trúc chữ Đinh. Điểm nổi bật của nhà cổ là việc trang trí bao gồm các bao lam, cửa võng, hoành phi được điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt là các câu đối được viết theo phong cách “Chân Lư” cẩn ốc xà cừ một cách tinh tế và độc đáo.

Xem thêm:  Top 7 khu di tích lịch sử Đà Nẵng nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua

Di tích nhà cổ Trần Văn Hổ không chỉ đơn thuần là công trình kiến trúc, mà còn là biểu tượng của nền văn hóa sâu sắc, thể hiện rõ nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Di tích nhà cổ Trần Văn Hổ đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 07/01/1993.

Di tích Nhà cổ Trần Công Vàng

Di tích lịch sử nhà cổ Trần Công Vàng
Di tích lịch sử nhà cổ Trần Công Vàng

Bên cạnh nhà cổ Trần Văn Hổ, tại tỉnh Bình Dương còn có một di tích nhà cổ khác cũng nổi tiếng không kém, đó là di tích nhà cổ Trần Công Vàng. Nhà cổ Trần Công Vàng hay còn được gọi là Trần Công Vàng Gian Chánh Điện, là một ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1892 tại đường Ngô Tùng Châu, khu vực Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nhà cổ Trần Công Vàng có tổng diện tích lên đến 1.333m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc chữ Đinh. Cấu trúc ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý hiếm, được các thợ mộc có tay nghề cao chạm khắc một cách tinh xảo. Đặc biệt, nội thất trong nhà cổ cũng được thiết kế và tạo hình một cách vô cùng tinh tế, phong phú và đa dạng.

Di tích nhà cổ Trần Công Vàng được xem như là một trong những công trình kiến trúc điêu khắc gỗ nổi bật và đặc sắc nhất Bình Dương. Nơi đây không chỉ bày tỏ sự tôn kính với ông bà tổ tiên, mà thể hiện tinh thần đạo đức và lễ nghi truyền thống Nho Giáo của người Việt. Nhà cổ Trần Công Vàng đã được nhà nước ta xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 07/01/1993.

Di tích lịch sử Đình Phú Long

Di tích đình Phú Long
Di tích đình Phú Long tại Bình Dương

Di tích đình Phú Long có địa chỉ tại khu 5, ấp Hòa Long, Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương; và đã được bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 28/12/2001.

Đình Phú Long được xây dựng khoảng năm 1842, với diện tích sử dụng rộng lớn lên đến 5.828m2 để thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được phong sắc thần đời vua Tự Đức. Đình mang một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, mang đậm nét văn hoá Nam Bộ. Kiến trúc đình tuân theo kiểu chữ Tam, mái lợp ngói âm dương và nền được lát bằng gạch hoa.

Di tích Đình Tân An

di tích đình Tân An
Di tích lịch sử đình Tân An

Di tích đình Tân An có địa chỉ tại khu phố 1, phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đình còn được biết đến với tên gọi “Tương An Miếu”, và được xây dựng vào năm 1820.

Vào năm 1869, vua Tự Đức đã sắc phong, công nhận và phong tục hiệu cho thần Thành Hoàng để nhân dân thờ tự. Thần Thành Hoàng thờ chính trong đình là Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một quan nhà Nguyễn.

Di tích đình Tân An được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Sao, theo kiểu kiến trúc hình chữ Tam, với các chi tiết chạm trổ điêu khắc độc đáo, thể hiện rõ phong cách kiến trúc nghệ thuật của một ngôi đình Nam Bộ xưa.

Cho đến nay, đình vẫn lưu giữ nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Di tích đình Tân An đã được bộ văn hóa thể thao du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 26/4/2014.

Di tích Đình thần Dĩ An

Di tích đình thần Dĩ An có địa chỉ tại khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đình Tân An được xây dựng vào thập niên 80 của thế kỷ XIX.

Đình thần Dĩ An nằm trong khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có diện tích khoảng 30.700m2 và được che phủ dưới bóng mát của những cây cổ thụ. Ban đầu, đình chỉ được lợp bằng lá cây đơn giản và được người dân gọi nơi đây gọi với tên là “Cổ miếu”.

Cho đến năm 1838, đình được nhân dân tu sửa và đổi tên thành đình thần Dĩ An. Đến năm 1852, vua Tự Đức đã sắc phong cho Thành Hoàng nhằm bảo hộ cho người dân nơi đây.

Với lịch sử lâu đời và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử to lớn mà vào ngày 28/3/2019, đình thần Dĩ An đã được bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng là một trong những di tích lịch sử Bình Dương được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khu di tích núi Châu Thới

di tích núi Châu Thới
Khu di tích lịch sử núi Châu Thới

Di tích núi Châu Thới hiện nay thuộc xã Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây là ngọn núi cao khoảng 82m so với mực nước biển, và được bao phủ bởi cánh rừng có diện tích rộng khoảng 25ha.

Trên đỉnh núi Châu Thới, có một ngôi chùa được biết đến với tên gọi là chùa Châu Thới. Chùa được xây dựng từ năm 1612 và do Hòa Thượng Thanh Long trụ trì. Núi còn có nhiều tên gọi khác như Mountain Blanchy, Cố Phi Ban và núi Châu Thới.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, núi Châu Thới đã trở thành nơi trú ẩn và hoạt động của nhiều cán bộ, chiến sĩ trong phong trào cách mạng. Di tích núi Châu Thới đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 21/04/1989.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 13 di tích lịch sử Bình Dương nổi tiếng, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hy vọng với những gì mình chia sẻ sẽ có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa và lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.