Xứ chùa Vàng là mảnh đất đa sắc màu thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng bởi cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực hay các lễ hội truyền thống độc đáo. Mà văn hóa Thái Lan vô cùng đặc sắc còn là điểm nhấn với các tín đồ mê xê dịch. Khám phá những nét đặc trưng trong văn hóa xứ chùa Vàng cùng mình nhé.
Nội dung
Phong tục chào hỏi của người Thái
Văn hóa chào hỏi của người Thái Lan đã có từ lâu đời. Phong tục chào hỏi này có tên gọi là Wai, khi thực hiện chào bạn sẽ chắp 2 tay trước ngực và cúi đầu chào đối phương. Đây cũng là cách mà người dân Thái Lan thực hiện để biểu đạt sự tôn trọng, biết ơn hoặc xin lỗi.
Trong văn hóa Thái Lan, Wai không chỉ được dùng để chào hỏi mà còn là cử chỉ cao quý. Khi thực hiện động tác này, nếu là nam sẽ nói Sawatdee khrap còn nữ sẽ là Sawatdee kha.
Sự tôn kính dành cho Hoàng gia
Hoàng gia Thái Lan cũng là nền tảng vô cùng quan trọng của văn hóa nước này. Đặc biệt, những người trong hoàng tộc Thái luôn nhận được sự tôn kính của người dân. Hơn nữa, tất cả người dân xứ chùa Vàng đều thuộc các bài hát ca ngợi về Hoàng gia. Du khách cũng có thể thấy Thái Lan có rất nhiều lễ hội, sự kiện lớn liên quan đến những người trong hoàng tộc.
Văn hóa Thái Lan qua cách ăn mặc
Thái Lan là đất nước Phật giáo lâu đời nên người dân nơi đây rất chú trọng việc ăn mặc. Họ xem việc ăn mặc gọn gàng và lịch thiệp là cách để thể hiện lòng tôn kính với Phật giáo. Vì vậy, du khách đến đây mà ăn mặc luộm thuộm hoặc hở hang sẽ được xem là không tôn trọng họ.
Đặc biệt, khách du lịch đến với Thái Lan có thể thoải mái ra vào chùa, cung điện Hoàng gia để thăm viếng, chụp ảnh. Nhưng bạn cần phải chú ý cách ăn mặc lịch sự, chỉnh tề và không được đi dép lê đến những nơi linh thiêng.
Kiểm soát cảm xúc
Trong văn hóa giao tiếp của người Thái Lan, họ rất coi trọng việc kiềm chế cảm xúc, luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ và lạc quan. Do đó, trong văn hóa Thái Lan, bạn không được thể hiện sự giận dữ khi giao tiếp với người khác. Trong giao tiếp, người dân xứ chùa Vàng sẽ giải quyết bất đồng bằng cách nói Mai pen rai, tức là không có gì đâu mà.
Văn hóa ẩm thực Thái Lan
Người Thái Lan cũng có những “luật ngầm” trên bàn ăn mà bạn nên biết. Đặc biệt, văn hóa ẩm thực Thái Lan vô cùng tinh tế. Trong mỗi bữa ăn sẽ có đầy đủ các dụng cụ và mỗi dụng cụ phục vụ cho các loại món ăn khác nhau. Đặc biệt, một trong những truyền thống lâu đời của người Thái chính là để lại một ít thức ăn ở cuối bữa ăn để bày tỏ bản thân đã ăn đủ no, không cần thêm thức ăn nữa.
Đặc biệt du khách đến đây cũng cần biết những kiêng kỵ của văn hóa ẩm thực Thái Lan. Trong đó phải kể đến như: không nên là người đầu tiên ngồi vào bàn ăn; vị trí ở giữa bàn ăn là của người quan trọng nhất; người lớn dùng bữa trước; sử dụng thìa chung để lấy thức ăn; thức ăn lấy từ phần rìa thay vì trung tâm đĩa,…Đây đều là những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa Thái Lan mà khách du lịch không thể bỏ qua.
Văn hóa Thái Lan qua việc mặc cả
Người Việt Nam có thói quen mặc cả khi mua hàng hóa. Và tất nhiên người dân xứ chùa Vàng cũng vậy. Tuy nhiên, văn hóa đàm phán kinh doanh của người Thái Lan cũng có những đặc điểm riêng.
Tại những nơi được niêm yết giá người Thái sẽ không mặc cả, nhưng ở một số chợ, hoặc thuê xe bạn vẫn có thể thoải mái mặc cả để có giá phù hợp. Du khách cũng lưu ý không nên mặc cả quá thấp hoặc quá nhiều sẽ khiến cho người bán hàng mất thiện chí, khó chịu.
Kết luận
Thái Lan từ lâu đã trở thành điểm dừng chân du lịch, khám phá của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, văn hóa Thái Lan vô cùng đặc sắc, có nhiều nét đặc trưng độc đáo mà khách du khách cần lưu ý. Nếu bạn đang chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi khám phá xứ chùa Vàng xinh đẹp, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà mình đã chia sẻ nhé.