Văn Hoá

Dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang gìn giữ phát huy bản sắc truyền thống

Xếp hạng bài viết

Dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang là một trong những dân tộc chiếm số đông trong tổng 22 dân tộc trên toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số này hiện không chỉ lưu giữ bản sắc văn hóa mà còn tích cực gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Bài viết này cùng mình khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Cao Lan nhé.

Tìm hiểu dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang
Đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Cao Lan là dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt tập trung chủ yếu ở các huyện núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là dân tộc có nền văn hóa đa dạng và độc đáo góp phần tạo nên kho tàng văn hóa đa dạng cho toàn tỉnh và cả nước.

Đồng bào người Cao Lan hiện có số dân đông thứ 4 tại Tuyên Quang, tập trung sinh sống nhiều nhất tại huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Đây được xem là những vùng đất mà người Cao Lan đã gắn bó và phát triển nền văn hóa đặc sắc của mình.  

Đặc biệt nếu nói đến điểm xuất phát đầu tiên của người Cao Lan khi đến Tuyên Quang thì đó chính là xã Kim Phú thuộc huyện Yên Sơn. Trong đó làng Giếng Tranh được xem là điểm đặt chân đầu tiên của dân tộc này với 100% các gia đình trong làng đều thuộc dân tộc Cao Lan.

Ngoài ra, trong di sản văn hóa của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang không thể không nhắc đến những điệu múa, những lễ hội truyền thống là niềm tự hào và được giữ gìn cho đến ngày nay.

Chữ viết của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống
Người dân Cao Lan tổ chức các hoạt động để gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống

Mỗi dân tộc tại Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung đều sở hữu ngôn ngữ riêng. Điều đó cũng góp phần tạo nên kho tàng di sản, bức tranh văn hóa vô cùng đặc sắc và đa dạng.

Xem thêm:  Khám phá khu du lịch sinh thái tâm linh Núi Dùm Tuyên Quang

Cụ thể thì chữ của người Cao Lan thuộc hệ Hán – Nôm. Vì vậy việc học và viết chữ Cao Lan đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang hiện sở hữu lượng lớn sách với các kiến thức về phong tục, tín ngưỡng, trồng trọt và lễ hội của dân tộc này.

Tuy nhiên thực nay số lượng người biết chữ Hán – Nôm của dân tộc Cao Lan ngày càng ít. Hiện các hoạt động bảo tồn, gìn giữ chữ viết và văn hóa truyền thống của đồng bào Cao Lan tại Tuyên Quang rất được chú trọng.

Những điệu múa làm nên nét đẹp văn hóa của người Cao Lan

Điệu múa đặc sắc của dân tộc Cao Lan
Những điệu múa truyền thống của đồng bào Cao Lan

Dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang vô cùng nổi tiếng bởi những lễ hội truyền thống. Đặc biệt không thể không nhắc đến những điệu múa mang đậm nét đẹp đặc trưng của vùng núi vô cùng khéo léo và vui nhộn. Những điệu múa không chỉ được thực hiện để giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh, truyền thống to lớn.

Điệu múa Soọc Cộng

Đây là một trong những điệu múa truyền thống đặc biệt của người Cao Lan với tính linh hoạt cao, thường được trình diễn trong các dịp lễ hội, các sự kiện trọng đại hoặc các buổi gặp mặt cộng đồng.

Soọc Cộng là điệu múa có nét đặc trưng riêng biệt của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Thông qua nhịp điệu và từng điệu nhảy để thể hiện sự hân hoan, vui mừng và đoàn kết. Điệu múa Soọc Cộng này cũng thường đi kèm với những bài hát truyền thống của người Cao Lan, thể hiện thông điệp về đoàn kết, sự gắn kết với tổ tiên và lòng tự hào về nền văn hóa của dân tộc.

Xem thêm:  Khám Phá Lotte Cinema Tuyên Quang: Trải Nghiệm Đẳng Cấp Cho Người Yêu Phim

Điệu múa Pong Loóng

Pong Loóng là điệu múa giã cốm nổi tiếng trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Hơn hết Pong Loóng  không chỉ đơn giản là điệu múa, mà đây còn được xem là nghi lễ cảm ơn gửi đến Thần Nông vì mùa màng bội thu, no đủ.

Điệu múa Pong Loóng thường được sử dụng trong lễ hội mừng cơm mới với sự tham gia của cả cộng đồng người Cao Lan. Từ già đến trẻ đều hòa chung vào các bước nhảy rộn ràng, linh hoạt để thể hiện niềm vui.

Điệu múa Lồng Nộc Lau

Lồng Nộc Lau hay còn gọi là múa đôi chim cu xuống ruộng. Đây là điệu múa truyền thống vô cùng đặc sắc của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Từ bối cảnh, âm nhạc đến không khí đều mang đến sự vui vẻ, hân hoan, thể hiện sự quấn quýt và hòa hợp của tình yêu. Hiện nay các điệu múa của người Cao Lan đều được chú trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Đặc sản của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Bánh chim gâu của dân tộc Cao Lan
Đặc sản bánh chim gâu của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Không chỉ có văn hóa đặc sắc, đặc sản của đồng bào Cao Lan cũng rất đa dạng và thu hút. Đặc biệt người Cao Lan có rất nhiều bánh thưởng thức vào từng dịp quan trọng. Trong đó điển hình phải kể đến:

  • 15 tháng Giêng gói bánh chưng
  • Tết Thanh Minh làm bánh trôi bánh chay
  • Tết Đoan Ngọ làm bánh lẳng
  • Rằm tháng bảy ăn bánh gai, bánh mật
  • Tết Đông 10/10 gói bánh giày
  • Tết Nguyên Đán nổi tiếng với bánh chưng, bánh gai và bánh chim gâu

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về nét đẹp của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Có thể thấy đồng bào người Cao Lan tại tỉnh Tuyên Quang đã có truyền thống sinh sống và gắn bó lâu đời tại đây, sở hữu vô số nét văn hóa đặc sắc tạo nên di sản quan trọng cho toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.